
Được biết, bệnh nhân có tiền sử uống nước khe suối, ăn gỏi cá… và đã nhiều năm nay không tẩy giun, sán. Cách ngày vào viện khoảng 1 tháng, bệnh nhân ở nhà phát hiện sưng nề từng khối ở vùng ngực, cánh tay, đùi trái, gần đây bị vỡ ra, chảy mủ kèm theo kéo ra được 2 con giun dài khoảng 7 - 8cm, ở nhà chưa điều trị gì.
Ngày 6/6, bệnh nhân đến Bệnh viện đa khoa tỉnh Yên Bái khám trong tình trạng có khối sưng nề ở ngực, cánh tay trái và đùi trái, ấn đau tức, chảy mủ. Da, niêm mạc hồng nhạt, không phù, không xuất huyết, hạch ngoại vi không to, tuyến giáp không sờ thấy. Không liệt thần kinh khu trú, bụng không cổ chướng, tim phổi bình thường.
Siêu âm dưới da cho thấy da, tổ chức dưới da vùng thành ngực có vài ổ giảm âm rải rác, ổ lớn kích thước 35x12mm, vùng cách tay trái tại vị trí siêu âm có ổ giảm âm kích thước 9x3mm, mặt sau đùi trái có ổ giảm âm kích thước 7x4mm.
Bệnh nhân được chẩn đoán nhiễm giun rồng (Dracunculus), các bác sĩ đã vệ sinh, gắp hết giun ra, dùng kháng sinh Metronidazol để điều trị bội nhiễm vết loét.
Hiện tại, bệnh nhân tỉnh táo, sức khỏe tốt, đang được theo dõi và tiếp tục điều trị tại Bệnh viện đa khoa tỉnh.
Giun rồng được lấy ra từ cơ thể bệnh nhân.
Theo các bác sĩ, bệnh giun rồng có tên khoa học là Dracunculus medinensis gây bệnh ở người và động vật. Bệnh lây truyền qua đường tiêu hóa và xâm nhập vào cơ thể qua nước uống hoặc thức ăn như ăn tái, sống từ các động vật thủy sinh (cá, ếch, nhái, tôm…) có chứa ấu trùng giun rồng. Mọi lứa tuổi đều có thể bị nhiễm bệnh và tỷ lệ mắc có thể lên tới 60%.
Đây là loại giun tròn, dài nhất trong nhóm giun gây nhiễm trên người, giun cái trưởng thành có chiều rộng 1 - 2 mm, dài khoảng 70 - 120cm, mỗi giun cái có thể mang tới 3 triệu ấu trùng, giun đực ngắn 4cm, chết sau khi giao phối với giun cái.
Bệnh giun rồng đã được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) loại trừ trên phạm vi toàn cầu từ năm 2018, WHO đã chứng nhận 199 quốc gia, vùng lãnh thổ và khu vực không ghi nhận trường hợp mắc bệnh.
Bệnh có thời gian ủ bệnh kéo dài 9 - 14 tháng và tiến triển âm thầm, ít khi gây tử vong trực tiếp nhưng có thể tử vong do biến chứng của bệnh như nhiễm trùng thứ phát, áp xe lạnh xuất hiện tại chỗ giun chết, nhiễm trùng khớp…) tê liệt tủy sống, liệt nửa người do giun bị chết và vôi hóa. Các biến chứng này làm hạn chế khả năng học tập, làm mất khả năng lao động, hoặc suy kiệt do diễn biến bệnh kéo dài. WHO đánh giá bệnh đang là gánh nặng bệnh tật, gánh nặng về kinh tế cho gia đình, xã hội.
Khi mới mắc bệnh, thường không phát hiện có triệu chứng đặc biệt nào. Khoảng 1 năm sau khi mắc bệnh, khi giun cái bắt đầu di chuyển và phát triển trong các mô dưới da, người bệnh có thể có các dấu hiệu: Sốt nhẹ, chóng mặt, nôn, buồn nôn, tiêu chảy, mẩn đỏ, tê cứng và ngứa tại chỗ giun khu trú.
Vài ngày tiếp theo, vết sưng tấy vỡ tiết ra dịch vàng, tại ổ tổn thương phát hiện một đoạn con giun màu trắng từ trong chui ra ngoài (thường là phần đầu con giun), nếu không có tác động thì con giun thường tự chui ra ngoài hoàn toàn sau 3 - 6 tuần.
Một số trường hợp người bệnh tự kéo nhưng làm đứt nửa chừng sẽ khiến ấu trùng giun và các chất độc giải phóng ra ngoài lây lan theo đường đi của giun làm cho tình trạng viêm nhiễm trầm trọng hơn, nặng hơn có thể dẫn đến các biến chứng như nhiễm trùng huyết, viêm cứng khớp, áp xe do giun chết trước khi thải ra ấu trùng giun hoặc uốn ván.
Để phòng bệnh giun rồng, người dân cần thực hiện tốt công tác vệ sinh an toàn thực phẩm: ăn chín, uống sôi; sử dụng các dụng cụ trong chế biến thực phẩm chín và sống riêng biệt (thớt, dao, máy xay, bát, đĩa…) đặc biệt vệ sinh tay sau chế biến thực phẩm sống.
Nấu chín kỹ khi sử dụng các thực phẩm thủy sinh (ếch, cá, tôm…), chôn hoặc đốt, hoặc rắc vôi bột phần ruột, đầu…sau khi chế biến hạn chế phát tán nguồn lây.
Không cho chó, mèo ăn sống các thực phẩm thủy sinh (ếch, cá, tôm…).
Những người bệnh đang trong giai đoạn tiến triển của bệnh Guinea không tắm, rửa tại ao hồ, hoặc các nguồn nước sinh hoạt khác để tránh phát tán ấu trùng ra môi trường; làm sạch vết thương, băng bó thường xuyên vùng da bị bệnh cho đến khi lấy hết hoàn toàn giun ra khỏi cơ thể.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!
bangdatally.xyz - Cho con sang nhà hàng xóm chơi, cháu bé 17 tháng tuổi tò mò với tay vào ấm siêu tốc trên bàn làm tất cả nước đang sôi trong ấm đổ từ trên đầu xuống chân bé.
bangdatally.xyz - Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai và Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai vừa phối hợp cứu sống bệnh nhi 12 tuổi, bị tổn thương tim nghiêm trọng, đe dọa tính mạng.
bangdatally.xyz - Nếu đã thử nhiều phương pháp mà vẫn chưa giảm cân hiệu quả, hãy làm theo cách của chuyên gia dinh dưỡng: ăn như những đứa trẻ.
bangdatally.xyz - Trong lúc đang lắp bình gas mini để nấu ăn, bất ngờ bình gas phát nổ khiến người đàn ông bị đa chấn thương.
bangdatally.xyz - Cục Phòng bệnh (Bộ Y tế) vừa có báo cáo nhanh thông tin về các trường hợp mắc bệnh chưa rõ nguyên nhân tại Liên bang Nga.
bangdatally.xyz - Nam bệnh nhân (28 tuổi, Hà Nội, nặng 175kg) vào Bệnh viện Nội tiết Trung ương trong tình trạng khó thở, suy tim và phù to hai chân dẫn đến không thể di chuyển được.
bangdatally.xyz - Ngày 3/4, Bộ Y tế phối hợp với Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Tổ chức Y tế thế giới tại Việt Nam tổ chức Lễ mít tinh hưởng ứng Ngày Sức khỏe thế giới năm 2025.
bangdatally.xyz - Cách đây hơn một tháng, K.N., bé gái 14 tuổi ở Lâm Đồng bắt đầu có những biểu hiện kỳ lạ.
bangdatally.xyz - Trung tâm Y tế huyện Thanh Sơn (Phú Thọ) vừa thực hiện thành công ca phẫu thuật cấp cứu, kịp thời bảo tồn tinh hoàn cho một bệnh nhi 13 tuổi bị xoắn tinh hoàn nguy hiểm.
bangdatally.xyz - Sở Y tế Hà Nội vừa có văn bản chỉ đạo các đơn vị đảm bảo cung ứng đủ thuốc cho khám chữa bệnh và phòng chống dịch.
bangdatally.xyz - Nho được các chuyên gia giới thiệu như một lựa chọn lý tưởng để ăn vặt vì hàm lượng calo thấp và rất giàu dinh dưỡng.
bangdatally.xyz - Ngày 2/4, Cục Quản lý Khám, chữa bệnh (Bộ Y tế) có công văn gửi Sở Y tế Gia Lai về việc tăng cường bảo đảm an ninh, trật tự trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
bangdatally.xyz - Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) vừa công bố kết quả thử nghiệm 7 mẫu của một số sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe.
bangdatally.xyz - Bệnh nhân suy thận mạn là đối tượng dễ tổn thương trước các bệnh nhiễm trùng do hệ miễn dịch suy yếu.
bangdatally.xyz - Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) vừa có công văn về việc điều tra, xử lý vụ 6 trường hợp ngộ độc rượu khi đi du lịch tại Ninh Thuận.