Ngày Sức khỏe Thế giới 2025: Khởi đầu lành mạnh - Tương lai tươi sáng

P.V, icon
06:16 ngày 07/04/2025

bangdatally.xyz - Theo thống kê, cứ mỗi 7 giây trôi qua, thế giới lại có một ca tử vong do biến chứng thai sản có thể phòng tránh được.

Ảnh minh họa: Getty Images

Ngày Sức khỏe Thế giới năm nay (7/4/2025) mang thông điệp mạnh mẽ: "Khởi đầu lành mạnh, Tương lai tươi sáng", nhấn mạnh tầm quan trọng của việc chăm sóc sức khỏe mẹ và trẻ sơ sinh - nền tảng vững chắc cho một cộng đồng khỏe mạnh.

Theo thống kê, cứ mỗi 7 giây trôi qua, thế giới lại có một ca tử vong do biến chứng thai sản có thể phòng tránh được. Mỗi năm, có hơn 2 triệu trẻ sơ sinh không thể vượt qua tháng đầu đời, và gần 2 triệu ca thai chết lưu - một con số khiến cả thế giới phải nhìn lại và hành động.

Ngày Sức khỏe Thế giới 2025: Khởi đầu lành mạnh - Tương lai tươi sáng - Ảnh 1.

Nhân ngày Sức khỏe Thế giới năm nay, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) kêu gọi toàn cầu:

Ưu tiên sức khỏe mẹ và bé

Tăng cường tiếp cận dịch vụ y tế an toàn, chất lượng, thấu cảm

Chăm sóc toàn diện trước - trong - và sau sinh

Nâng cao nhận thức thông qua giáo dục và hỗ trợ cộng đồng.

Tại Việt Nam, Bộ Y tế xác định “Chú trọng chăm sóc sức khoẻ bà mẹ, trẻ em, đặc biệt là ở khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn, biên giới, hải đảo” là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu để đạt được các mục tiêu Phát triển thiên niên kỷ.

Bộ Y tế đã ban hành nhiều Kế hoạch hành động, Đề án về phòng bệnh và chăm sóc, bảo vệ sức khỏe phụ nữ, bà mẹ, trẻ em và tổ chức triển khai hiệu quả với những kết quả ấn tượng trong mục tiêu giảm tử vong mẹ, tử vong trẻ em; được cộng đồng quốc tế đánh giá cao như: Tỷ lệ tử vong mẹ đã giảm trên 5 lần, từ mức 233/100.000 trẻ đẻ sống năm 1990 xuống còn trên 44/100.000 trẻ đẻ sống năm 2023, đứng thứ 4 các nước Đông Nam Á; tỷ suất tử vong trẻ em dưới 1 tuổi giảm hơn 4 lần từ 44 ‰ xuống còn 11,6‰; tỷ suất tử vong trẻ em dưới 5 tuổi đã giảm gần 4 lần, từ mức 58‰ xuống còn 16,9‰; đồng thời tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em cũng giảm mạnh từ mức 53‰ xuống còn 9,7‰; tỷ lệ suy dinh dưỡng thấp còi trẻ em dưới 5 tuổi là 18,2%. Việt Nam được đánh giá là một trong 6 nước trên thế giới đạt chuẩn về tỷ lệ giảm tử vong mẹ.

Suốt 10 năm qua, chị Sùng Thị Của đã là chỗ dựa vững chắc cho các gia đình ở Pu Nhi B, một bản vùng sâu của tỉnh Điện Biên.

Nhiều ngày, khi bình minh còn chưa ló rạng, chị đã lặn lội vượt đường xa để đến thăm, kiểm tra sức khoẻ và tư vấn cho phụ nữ mang thai, các bà mẹ và các em bé sơ sinh.

Các cô đỡ thôn bản như chị Của là cánh tay nối dài của ngành y tế, kết nối cơ sở y tế với những cộng đồng ở vùng sâu, vùng xa. Họ tạo dựng niềm tin, họ tư vấn chuyển tuyến, họ có mặt khi các bà mẹ cần sự giúp đỡ, họ làm việc cứu người.

cô đỡ thôn bản.jpg

(Nguồn: UNICEF Việt Nam)

Tuy nhiên, để công tác chăm sóc sức khỏe mẹ và bé đạt hiệu quả cao hơn nữa, theo đề xuất của Trung ương Đoàn, cần đẩy mạnh công tác truyền thông, tư vấn, giáo dục sức khỏe sinh sản vị thành niên, tăng cường dịch vụ y tế thân thiện với thanh niên, tạo điều kiện để các bạn trẻ tiếp cận thông tin và dịch vụ y tế một cách chủ động, an toàn, khoa học và không kỳ thị.

Cùng với đề xuất trên, Bộ Y tế cũng chỉ rõ:

Cần tập trung hoàn thiện thể chế, xây dựng chính sách về công tác phòng bệnh, bảo vệ, chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ em, chăm sóc sức khỏe sinh sản, tạo điều kiện cho người dân dễ dàng tiếp cận tới các dịch vụ y tế chất lượng, hiệu quả, nhất là các nhóm đối tượng yếu thế trong xã hội.

Triển khai đồng bộ, quyết liệt các Chương trình, Đề án, Kế hoạch của Chính phủ và Bộ Y tế về sức khoẻ, dinh dưỡng bà mẹ để thực hiện hiệu quả các mục tiêu giảm tử vong mẹ, tử vong sơ sinh, tử vong trẻ em và cải thiện tình trạng dinh dưỡng ở bà mẹ, trẻ em, nhất là tại các vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn, khu vực nông thôn, khu vực nhiều đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống.

Ưu tiên tối đa nguồn lực để thực hiện mục tiêu giảm tử vong mẹ, tử vong sơ sinh, tử vong trẻ em và cải thiện tình trạng dinh dưỡng ở bà mẹ, trẻ em, nhất là tại các vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn, khu vực nông thôn, khu vực nhiều đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống.

Ngày Sức khỏe Thế giới 2025: Khởi đầu lành mạnh - Tương lai tươi sáng - Ảnh 4.

Mô hình Cô đỡ thôn, bản tham gia công tác dân số và thực hiện các chương trình y tế hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số. Ảnh: Báo Chính phủ

Tiếp tục huy động các nguồn lực trong nước, quốc tế để mở rộng các mô hình can thiệp nhằm tăng cường tiếp cận và nâng cao chất lượng các dịch vụ y tế, y tế dự phòng trong việc phòng các bệnh lây truyền từ mẹ sang con, dự phòng và sàng lọc phát hiện sớm ung thư vú, ung thư cổ tử cung, chăm sóc sức khỏe sinh sản, sức khỏe vị thành niên, nhất là với các nhóm đối tượng dễ bị tổn thương; triển khai hiệu quả, an toàn tiêm vaccine phòng bệnh cho trẻ em và phụ nữ, trong đó đảm bảo việc cung ứng vaccine tiêm chủng mở rộng và bảo đảm tất cả trẻ em được tiêm chủng đầy đủ, đúng lịch.

Triển khai đồng bộ các giải pháp nghiên cứu, ứng dụng khoa học, kỹ thuật tiên tiến, chuyển đổi số và ứng dụng công nghệ thông tin để nâng cao chất lượng các dịch vụ y tế trong phòng bệnh và chăm sóc, bảo vệ sức khỏe bà mẹ trẻ em, sức khỏe sinh sản.

Tăng cường phối hợp liên ngành, hợp tác quốc tế, tích cực vận động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực trong nước, quốc tế cho công tác phòng bệnh và chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ phụ nữ, bà mẹ, trẻ em.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

Cùng chuyên mục