
Theo bác sĩ Trần Thu Thủy, Bệnh viện Nhi Trung ương, không nên cho trẻ ăn dặm trước 4-6 tháng tuổi vì những lý do dưới đây:
Ruột chưa trưởng thành
Ruột là hệ thống sàng lọc quan trọng của cơ thể, giúp loại bỏ các chất có thể gây hại và tiếp nhận các chất dinh dưỡng cần thiết. Vào những tháng đầu đời, hệ thống này chưa trưởng thành. Giữa tháng thứ 4 và tháng thứ 7, niêm mạc ruột trải qua giai đoạn phát triển mạnh mẽ gọi là thời kỳ ‘đóng’ ruột, nhờ đó thành ruột có khả năng hạn chế sự thâm nhập của các thành phần bất lợi.
Thông thường, để ngăn ngừa thực phẩm có khả năng gây dị ứng xâm nhập vào dòng máu, ruột trưởng thành tiết ra IgA, một globulin miễn dịch có tác dụng bao bọc ruột và ngăn ngừa các dị nguyên có hại đi qua. Trong những tháng đầu đời, cơ thể bé sản xuất rất ít IgA (mặc dù sữa mẹ chứa nhiều protein này), vì vậy các phân tử thức ăn có khả năng gây dị ứng sẽ đi vào dòng máu một cách dễ dàng, kích thích hệ miễn dịch sản sinh kháng thể, tạo nên phản ứng dị ứng với thức ăn. Khi bé được 6 tháng tuổi, ruột trưởng thành hơn và khả năng lọc bỏ các tác nhân gây dị ứng sẽ cao hơn. Các gia đình có tiền sử dị ứng thức ăn cần đặc biệt chú ý không cho trẻ ăn dặm quá sớm.
Phản xạ đẩy lưỡi cản trở việc đưa thức ăn vào họng
Lúc mới chào đời, trẻ chỉ có khả năng tiếp nhận thức ăn lỏng. Khi bất kỳ vật lạ nào (trừ núm vú) được đưa vào miệng, bé sẽ tự động thè lưỡi đẩy vật ra ngoài thay vì thụt lưỡi cho phép vật lạ đi vào trong miệng. Phản xạ giúp bé khỏi bị hóc này sẽ dần giảm khi trẻ được 4-6 tháng tuổi.
Cơ chế nuốt chưa hoàn thiện
Trước 4 tháng, cơ chế nuốt của trẻ chỉ phù hợp với việc bú mút, không phù hợp với việc nhai. Trẻ ở độ tuổi này chưa có khả năng phối hợp nhịp nhàng hoạt động của lưỡi và động tác nuốt. Khi được đút một thìa thức ăn, bé sẽ đưa đẩy phần thức ăn này vòng quanh trong miệng. Một phần thức ăn được đẩy về phía họng và nuốt xuống dưới, một phần được đưa vào khoang giữa má và lợi, một phần bị đẩy ra môi và tràn ra ngoài cằm. Phần lớn trẻ 4-6 tháng tuổi đã có khả năng chuyển thức ăn từ phía trước miệng tới phía sau miệng, khiến thức ăn không còn chạy quẩn quanh trong miệng hoặc rơi ra ngoài nữa.
Trẻ chưa thể ngồi vững
Nếu tập cho con ăn dặm khi bé chưa đủ cứng cáp, mẹ buộc phải bế bé trong lòng như khi cho bú. Điều này có thể khiến bé nhầm tưởng sẽ được ti mẹ, và khi không đạt điều mình mong đợi bé có thể từ chối thức ăn. Việc ăn dặm đòi hỏi bé phải ngồi thẳng người trên một chiếc ghế cao. Đa số các bé chỉ đạt kỹ năng này khi được 5-7 tháng tuổi.
Khả năng nhai chưa tốt
Răng thường xuất hiện vào tháng thứ 6, đây là một bằng chứng cho thấy trẻ nhỏ phù hợp với việc bú mút hơn việc nhau. Giữa tháng thứ 4 và tháng thứ 6, trước khi chiếc răng đầu tiên nhú lên, bé thường chảy nhiều nước dãi. Nước dãi này chứa nhiều enzyme cần thiết cho tiêu hóa thức ăn đặc.
Các dấu hiện nhận biết bé đã sẵn sàng ăn dặm
Đã có thời, chế độ ăn của trẻ được quy định chặt chẽ cả về lịch trình và khẩu phần ăn. Khoa học ngày nay hiểu rằng mỗi trẻ phát triển theo tốc độ riêng. Cha mẹ không nên áp dụng một cách cứng nhắc các mốc thời gian được khuyến cáo. Hãy lắng nghe cơ thể bé, rồi bạn sẽ tìm ra giải pháp tốt nhất cho con.
Sau đây là một số dấu hiệu giúp cha mẹ nhận biết bé đã sẵn sàng ăn dặm:
Dấu hiệu rõ ràng nhất là bé vẫn có vẻ đói sau khi đã bú mẹ đủ 8-10 cữ bú hay 1.000 ml sữa công thức mỗi ngày (tùy theo trọng lượng cơ thể, lượng sữa bé cần ước tính là 120 -150 ml/kg cân nặng/24h; khi bắt đầu cho ăn dặm thì giảm dần lượng sữa này). Bé háo hức ngả người về phía trước hay quấy khi thấy người lớn ăn.
Bé biết giữ đầu thẳng và có thể tự ngồi.
Biết đưa môi dưới về phía trước để nhận thức ăn từ thìa.
Lưỡi không còn phản xạ tự động đẩy vật lạ.
Bé thể hiện sự thích thú đối với thức ăn bạn đưa.
Cân nặng tối thiểu là 6.000g và thường là gấp đôi so với khi sinh.
Đối với đa số trẻ, những điều này xảy ra vào khoảng giữa tháng thứ 4 và tháng thứ 6. Lúc này, phần lớn các bé có nhu cầu năng lượng cao hơn do hoạt động thể chất tăng đột ngột. Trước đó bé nằm yên, chỉ ngọ nguậy chân tay, chơi đùa với các đồ chơi được treo trước mặt. Rồi đột nhiên, bé bắt đầu lật người, trườn bò, tìm cách đứng dậy. Chính sự gia tăng đột biến các hoạt động thể chất này góp phần thúc đẩy nhu cầu ăn dặm. Vào thời điểm này, nguồn dự trữ sắt bé mang theo khi mới sinh cũng dần cạn kiệt. Các thực phẩm ăn dặm sẽ giúp bổ sung năng lượng và lượng sắt cần thiết.
Trong một vài ngày đầu, đa phần thức ăn sẽ bị bôi lên miệng lên mặt của bé. Những bức ảnh hay đoạn video khi lại thời khắc ‘lịch sử’ này sẽ là tài liệu vô giá về sau. Nếu bé hoàn toàn thờ ơ thậm chí là đau khổ vì thức ăn đặc, bạn nên quay lại cho bé bú mẹ hoặc bú bình trong 1-2 tuần rồi mới thử lại. Chẳng có gì vội vàng nếu bé chưa được 6 tháng tuổi.
Tác hại của việc ăn dặm quá sớm hoặc quá muộn
Cho trẻ ăn dặm quá sớm (trước 4 tháng tuổi) có thể làm tăng nguy cơ sặc thức ăn gây ngạt. Tùy theo chất lượng bữa ăn bổ sung, một số trẻ nhận được quá nhiều năng lượng và chất dinh dưỡng có thể dẫn tới béo phì, trong khi một số khác lại nhận được quá ít năng lượng và chất dinh dưỡng, gây suy dinh dưỡng. Các nghiên cứu chỉ ra rằng ăn dặm từ trước 4 tháng không giúp trẻ ngủ ngon hơn về đêm.
Cho trẻ ăn dặm quá muộn (sau 6 tháng tuổi) có thể làm giảm tốc độ tăng trưởng của bé vì sữa mẹ và sữa công thức không còn đủ khả năng bù đắp nhu cầu năng lượng rất lớn lúc này. Trẻ bú mẹ hoàn toàn có thể bị thiếu sắt. Hơn nữa việc trì hoãn ăn dặm tới sau 6 tháng có thể khiến trẻ phản kháng, không chịu ăn thức ăn đặc. Sự trì hoãn này cũng không giúp làm giảm nguy cơ mắc các bệnh dị ứng như hen, chàm, dị ứng thức ăn.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!
bangdatally.xyz - Một số trào lưu ăn kiêng đình đám, được chia sẻ nhiều trên mạng xã hội, không những không đem lại hiệu quả giảm cân như ý mà còn gây hại cho sức khỏe.
bangdatally.xyz - Người bệnh tham gia chương trình sẽ được Tổ chức Operation Smile Việt Nam tài trợ 100% chi phí điều trị.
bangdatally.xyz - Cùng tìm hiểu về tác hại của rượu bia ngay qua chùm infographic dưới đây để bảo vệ sức khỏe cho bạn và người thân.
bangdatally.xyz - Trẻ nhỏ mắc sởi phải đối mặt với nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí tử vong.
bangdatally.xyz - Trong đợt này, đáng chú ý, hơn 30% số bệnh nhân được chỉ định phẫu thuật là người dưới 40 tuổi.
bangdatally.xyz - Chủ đề Ngày Sức khỏe Thế giới (7/4) năm 2025 là "Khởi đầu khỏe mạnh, tương lai tươi sáng", tập trung vào việc cải thiện sức khỏe và sự sống còn của bà mẹ và trẻ sơ sinh.
bangdatally.xyz - Dan Buettner, một chuyên gia về tuổi thọ, đã chia sẻ một hoạt động mà người sống đến 100 tuổi thường hay thực hiện.
bangdatally.xyz - Sự chuyển động của thai nhi là niềm vui nhưng cũng là mối lo lắng của các bà mẹ trong thai kỳ.
bangdatally.xyz - Trào ngược dạ dày là một bệnh lý phổ biến về hệ tiêu hóa, gây ảnh hưởng đến hàng triệu người trên thế giới.
bangdatally.xyz - Theo thống kê, cứ mỗi 7 giây trôi qua, thế giới lại có một ca tử vong do biến chứng thai sản có thể phòng tránh được.
bangdatally.xyz - TP Đà Nẵng ghi nhận số ca sởi gia tăng liên tục, đã có 3.700 ca nghi sởi kể từ đầu năm đến nay.
bangdatally.xyz - Lượng cholesterol xấu cao trong máu có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Chế độ ăn uống có vai trò rất quan trọng để điều chỉnh chỉ số cholesterol nhưng nên ăn gì?
bangdatally.xyz - Những căng thẳng trong cuộc sống, công việc, thay đổi thời tiết, sự lạm dụng các thiết bị điện tử… đều góp phần khiến cho một giấc ngủ ngon, đủ giấc trở nên khó khăn.
bangdatally.xyz - Bệnh viện Hoàn Mỹ Đồng Nai vừa thực hiện thành công ca phẫu thuật nội soi cắt bỏ thận phụ/niệu quản cho một bệnh nhân 24 tuổi.
bangdatally.xyz - Sở Y tế Hà Nội vừa ban hành kế hoạch bảo vệ sức khoẻ tâm thần trên địa bàn thành phố.