
Mặc dù được các phương tiện thông tin đại chúng nói nhiều về việc ăn tiết canh sống từ lợn sẽ có thể bị mắc liên cầu lợn gây nguy hiểm đến sức khỏe và tính mạng, nhưng nghĩ lợn nhà nuôi và tự làm thịt sẽ đảm bảo vệ sinh nên khi đi dự đám giỗ của nhà bà con ở xã Ea Kao, TP. Buôn Ma Thuột, bệnh nhân Y.T.B. (trú tại xã Ea Knuếch, huyện Krông Pắk, tỉnh Đắk Lắk) ăn một ít tiết canh lợn.
Sau khi ăn tiết canh vào buổi trưa, thì buổi tối bệnh nhân bắt đầu có biểu hiện sốt cao liên tục, đau đầu, ù tai và dùng thuốc nhưng không thuyên giảm. Ngày 4/5, bệnh nhân nhập viện điều trị tại Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên với chẩn đoán sốt nhiễm trùng, theo dõi quan bị, theo dõi viêm tai giữa trên nền đái tháo đường type 2.
Đến ngày 6/5, kết quả xét nghiệm vi sinh cho thấy bệnh nhân dương tính với vi khuẩn Streptocotus Suis và được chẩn đoán viêm màng não mủ do Streptocotus Suis.
Bệnh nhân Y.T.B. chia sẻ: "Tôi chủ quan cứ nghĩ lợn nhà nên ăn một vài miếng tiết canh sẽ không sao, ai ngờ vì một phút chủ quan mà mình lại mắc bệnh liên cầu lợn. Tôi biết căn bệnh này rất nguy hiểm, bác sĩ bảo may mắn là tôi phát hiện sớm và được điều trị kịp thời. Qua đây tôi khuyên tất cả người dân, nhất là những người có sở thích ăn tiết canh sống đừng nên ăn nữa vì không ai đảm bảo mình sẽ không mắc phải bệnh".
Một trường hợp khác cũng mắc bệnh liên cầu lợn là bệnh nhân P.K.T., trú tại huyện Ea H’Leo, tỉnh Đắk Lắk. Trước đó, ngày 2/4, bệnh nhân xuất hiện triệu chứng sốt cao, kèm đau đầu, đi khám và điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Thiện Hạnh, sau đó người nhà xin về. Đến ngày 5/4, bệnh nhân sốt cao kèm lơ mơ, người nhà đưa vào Trung tâm Y tế huyện Ea H’Leo khám và điều trị, cùng ngày bệnh nhân được chuyển lên Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên tiếp tục theo dõi và điều trị với chẩn đoán Sốc chưa rõ nguyên nhân, theo dõi viêm gan cấp.
Ngày 11/4, người nhà xin chuyển bệnh nhân lên Bệnh viện Chợ Rẫy, TP. Hồ Chí Minh với chẩn đoán khi chuyển viện mắc viêm màng não do Streptocotus Suis. Sau 3 ngày điều trị tại Bệnh viện Chợ Rẫy, ngày 14/4, bệnh nhân được chuyển về từ Bệnh viện Chợ Rẫy và tiếp tục điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Vùng Tây Nguyên. Đến ngày 26/4, bệnh nhân được xuất viện với chẩn đoán viêm màng não do Streptocotus Suis.
Bác sĩ Phạm Hồng Lâm - Trưởng Khoa Truyền nhiễm, Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên cho biết: Qua theo dõi tại bệnh viện cho thấy, hàng năm, trên địa bàn tỉnh vẫn xuất hiện rải rác bệnh nhân bị nhiễm liên cầu khuẩn. Năm 2022, bệnh viện đã tiếp nhận, điều trị 3-5 trường hợp bệnh nhân mắc liên cầu lợn, trong đó hơn một nửa số ca nhập viện với triệu chứng rất nặng. Và chỉ mới 4 tháng đầu năm 2023 nhưng bệnh viện đã tiếp nhận 2 trường hợp mắc bệnh. Như vậy có thể thấy, loại vi khuẩn gây bệnh này vẫn tồn tại trên địa bàn nên mọi người không nên chủ quan.
Bệnh liên cầu lợn là bệnh do vi khuẩn Streptococcus suis gây ra. Lợn mang liên cầu khuẩn là nguồn lây nhiễm chính. Bệnh có thể lây truyền trực tiếp cho con người thông qua việc ăn thịt lợn và các sản phẩm từ lợn bệnh hay lợn mang mầm bệnh chưa nấu chín (như tiết canh, nem chua…) hoặc do tiếp xúc với mầm bệnh thông qua các tổn thương, trầy xước trên da, đặc biệt là những người giết mổ, chăn nuôi, vệ sinh chuồng trại, chế biến thực phẩm... Điều tra các ca bệnh nhiễm liên cầu lợn trên người cho thấy khoảng 70% bệnh nhân mắc liên cầu lợn có ăn tiết canh lợn.
Biểu hiện của người mắc liên cầu lợn thường sốt cao, đau đầu, buồn nôn, nôn, ù tai, điếc, cứng gáy, rối loạn tri giác, xuất huyết đa dạng ở một số nơi trên cơ thể. Một số trường hợp xuất hiện các triệu chứng nhiễm khuẩn, nhiễm độc tiêu hóa (sốt, đi cầu nhiều lần, phân lỏng, cơ thể lạnh, run…) trước khi có biểu hiện của viêm màng não.
Khi mắc bệnh, khoảng 60% bệnh nhân có biểu hiện viêm màng não hoặc nhiễm trùng huyết, sốt nhiễm trùng, dễ dẫn đến tử vong nếu điều trị muộn. Khi mắc bệnh, chi phí điều trị bệnh liên cầu lợn khá tốn kém, thời gian điều trị kéo dài, di chứng để lại thường nặng nề, nguy cơ tử vong khi đã biến chứng rất cao.
"Đối với bệnh nhân nhiễm liên cầu lợn, thời gian vàng để cứu bệnh nhân là thời gian dùng kháng sinh sớm. Tuy nhiên, để định hướng và dùng đúng nhóm kháng sinh, bệnh nhân cần được phát hiện và nhập viện càng sớm càng tốt. Đây là bệnh nguy hiểm, vì nếu nhiễm loại vi khuẩn này mà không được chữa trị kịp thời, người bệnh sẽ bị viêm màng não, nhiễm trùng huyết gây choáng và có thể để lại những di chứng nặng nề với 60% bị ù tai giảm thính lực, 20% điếc hoàn toàn không hồi phục, tỷ lệ tử vong cao", bác sĩ Lâm nhấn mạnh.
Thực tế, người dân thường có quan điểm sai lầm khi cho rằng, lợn do gia đình nuôi, lợn chăn nuôi dân dã, thả rông là lợn sạch, an toàn và có thể ăn tiết canh. Tuy nhiên, thực tế, vi khuẩn liên cầu lợn lưu hành ở quần thể lợn nên kể cả loại tự nuôi vẫn có thể truyền bệnh. Không chỉ ăn tiết canh, thịt tái sống, nuôi hay tham gia giết mổ mà ngay cả việc tiếp xúc với lợn ốm, lợn chết mà không có phương tiện phòng hộ phù hợp cũng có nguy cơ nhiễm liên cầu khuẩn lợn thông qua các tổn thương, vết trầy xước trên da. Để phòng tránh bệnh liên cầu lợn ở người cần lưu ý:
- Bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm. Không ăn tiết canh và các sản phẩm từ thịt lợn chưa được nấu chín.
- Không mua bán, vận chuyển, giết mổ lợn ốm, chết hoặc sản phẩm từ lợn không đảm bảo vệ sinh; không sử dụng thịt lợn có màu đỏ khác thường, xuất huyết hoặc phù nề.
- Thực hiện tốt vệ sinh cá nhân, sử dụng găng tay và các dụng cụ bảo hộ cần thiết khác khi tiếp xúc với lợn, chế biến thịt lợn, thường xuyên rửa tay với xà phòng.
- Tiêu huỷ lợn bệnh, lợn chết theo đúng quy định.
- Khi có biểu hiện mắc bệnh, cần đến ngay cơ sở y tế để được khám và điều trị kịp thời.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!
bangdatally.xyz - Thời tiết nắng nóng, nhiệt độ tăng cao là thời điểm thuận lợi gây nên một số mặt bệnh về lây nhiễm qua đường tiêu hóa, say nắng, say nóng, các bệnh về da.
bangdatally.xyz - Viện Y học Nhiệt đới, bệnh viện Bạch Mai đã ghi nhận ca tử vong sởi người lớn đầu tiên trong năm nay.
bangdatally.xyz - Với hơn 40 năm trong nghề, Tiến sĩ Bác sĩ Vũ Trọng Tiến luôn cho rằng chữa bệnh không chỉ là chữa lành thể xác mà còn giúp bệnh nhân tìm lại sự bình yên trong tâm hồn.
bangdatally.xyz - Đây là chủ đề Tháng Hành động vì trẻ em năm 2025. Sở Y tế Hà Nội đã xây dựng kế hoạch với mục đích triển khai thực hiện các chính sách, chương trình liên quan đến trẻ em.
bangdatally.xyz - Bệnh viện Hữu Nghị Việt Tiệp Hải Phòng vừa thực hiện thành công ca phẫu thuật giảm áp dây thần kinh số VII ngoại biên cho một nam bệnh nhân 32 tuổi đến từ Điện Biên.
bangdatally.xyz - Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Ninh vừa liên tiếp cấp cứu thành công 3 trường hợp bệnh nhân bị ngừng tim do nhồi máu cơ tim cấp.
bangdatally.xyz - Nam thanh niên 20 tuổi (Long An) vừa được các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa Xuyên Á Long An gắp ra một con sán dây dài gần 1m.
bangdatally.xyz - Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP Hồ Chí Minh vừa có cập nhật về tình hình dịch bệnh sốt xuất huyết, tay chân miệng và sởi tính đến tuần 14.
bangdatally.xyz - Trong 50 năm qua TP Hồ Chí Minh đã đạt được những thành tựu quan trọng trong lĩnh vực y tế, góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe cho người dân.
bangdatally.xyz - Cho đến hiện nay hầu hết các bà mẹ vẫn không phân biệt được men vi sinh và men tiêu hóa. Dưới đây là những nhầm lẫn tai hại thường gặp.
bangdatally.xyz - Cách 6 giờ trước khi vào viện, nam bệnh nhân xuất hiện khó thở, thở rít tăng dần sau đó hôn mê.
bangdatally.xyz - Hàng năm, Bệnh viện Nhi đồng 2 (TP Hồ Chí Minh) tiếp nhận điều trị khoảng 30 trường hợp bệnh nhi bị viêm ruột hoại tử.
bangdatally.xyz - Bệnh viện Việt Nam-Thuỵ Điển Uông Bí vừa phối hợp với Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức thực hiện ca ghép thận đầu tiên tại bệnh viện và là ca ghép thận đầu tiên tại Quảng Ninh.
bangdatally.xyz - Trung tâm Y tế huyện Hạ Hòa (Phú Thọ) vừa cấp cứu kịp thời trường hợp biến chứng chảy máu mũi ồ ạt do tăng huyết áp.
bangdatally.xyz - Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương vừa tiếp nhận bệnh nhân nữ 26 tuổi, trong tình trạng ngứa ngáy, sưng phù toàn thân, đỏ da, kèm theo loét niêm mạc miệng, mũi...