
TS. Văn Đình Tráng - Phụ trách khoa Vi sinh - Sinh học phân tử, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương cho biết: Vào đầu thế kỷ 20, phương pháp dùng huyết tương của người hồi phục đã được sử dụng để ngăn chặn sự bùng phát của các bệnh gây ra bởi virus như viêm đa cơ, sởi, cúm và dịch SARS năm 2003. Truyền huyết tương - dịch lỏng còn lại sau khi các tế bào máu được lọc ra - có thể làm tăng phản ứng chống lại virus ở người, giúp hệ thống miễn dịch trở nên mạnh mẽ hơn.
Huyết tương của người khỏi COVID-19 chứa lượng lớn kháng thể trung hòa virus SARS-CoV-2 đã được thử nghiệm ở một số nước và bước đầu cho thấy có thể có hiệu quả đối với những người mắc bệnh thể nặng. Hiện nay, việc lấy huyết tương người khỏi để điều trị COVID-19 cũng đang được thực hiện tại một số nước châu Âu và Trung Quốc.
Lý giải nguyên lý của phương pháp mới này, TS. Văn Đình Tráng cho hay: Đó chính là việc sử dụng kháng thể chống lại một tác nhân để phòng ngừa hoặc điều trị một bệnh truyền nhiễm do tác nhân đó gây ra. Người bệnh tiếp nhận kháng thể thụ động từ huyết tương của người hồi phục. Đây là phương pháp điều trị duy nhất cung cấp ngay kháng thể cho người bệnh để tiêu diệt virus, ngăn bệnh diễn biến nặng hơn.
Về quy định cho, nhận huyết tương, theo TS. Văn Đình Tráng, người cho và người nhận sẽ có những điều kiện bắt buộc để đảm bảo sức khỏe và an toàn tuyệt đối khi điều trị cho người bệnh. Cụ thể:
Người đủ điều kiện hiến huyết tương là người từ 18 - 65 tuổi, cân nặng trên 50kg đối với nam và 45kg với nữ, từng mắc COVID-19 nhưng đã khỏi bệnh, sau xuất viện 14 ngày. Các đối tượng này sẽ được làm các xét nghiệm sàng lọc miễn phí các bệnh như viêm gan B, HIV, giang mai... và các xét nghiệm cần thiết khác nhằm đảm bảo hiến tặng nguồn huyết tương sạch.
Người nhận huyết tương là bệnh nhân COVID-19 từ 18 - 75 tuổi được chẩn đoán xác định nhiễm SARS-CoV-2 bằng xét nghiệm RT-PCR từ bệnh phẩm hầu họng, đáp ứng tất cả tiêu chuẩn lựa chọn và không có bất kỳ tiêu chuẩn loại trừ nào theo đề cương nghiên cứu.
Với người hiến huyết tương, bác sĩ không sử dụng toàn bộ thành phần máu mà chỉ lấy 600 ml huyết tương, huyết tương được lọc ngay trong quá trình hiến. Số huyết tương lấy ra sẽ được bù lại bằng dung dịch huyết thanh sinh lý để đảm bảo sức khỏe cho người hiến.
Tiếp đó, người bệnh COVID-19 sẽ được truyền huyết tương điều trị, theo dõi để đánh giá tính hiệu quả thông qua 2 chỉ số: hết các triệu chứng lâm sàng và sạch virus (nồng độ virus SARS-CoV-2 giảm xuống).
Bộ Y tế vừa có quyết định phê duyệt đề cương nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng phương pháp mới: "Đánh giá tính an toàn và hiệu quả bước đầu điều trị bệnh nhân COVID-19 thể trung bình, nặng và nghiêm trọng bằng huyết tương của người bệnh đã phục hồi".
Đề tài nghiên cứu do TS.BS Phạm Ngọc Thạch - Giám đốc Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương và GS.TS Nguyễn Thanh Liêm - Viện trưởng Viện nghiên cứu Tế bào gốc và công nghệ gene Vinmec đồng chủ trì với sự tham gia của nhiều nhà khoa học, bác sĩ của Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương, Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương...
Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương đã bắt đầu lựa chọn người hiến huyết tương từ ngày 3/8. Sau hai ngày đã có 5 người đăng ký tình nguyện hiến huyết tương, trong đó có một bác sĩ của bệnh viện từng mắc COVID-19 và đã được chữa khỏi. Các trường hợp này sẽ được xét nghiệm, sàng lọc kỹ lưỡng, nếu đáp ứng đủ các tiêu chuẩn thì sẽ được hiến huyết tương.
Người bệnh đã khỏi COVID-19 có ý định hiến tặng huyết tương có thể liên hệ tới đường dây nóng 19003228 hoặc liên hệ trực tiếp tại Phòng Công tác xã hội của bệnh viện.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!
bangdatally.xyz - Theo thống kê mới nhất, mỗi năm Việt Nam có hơn 26.000 ca mắc mới ung thư phổi, trong đó đến 90% liên quan trực tiếp đến thói quen hút thuốc.
bangdatally.xyz - Nam thanh niên đi khám do xuất hiện các triệu chứng tương tự cảm cúm, tuy nhiên, kết quả nội soi tai mũi họng cho thấy hình ảnh bất thường ở vách ngăn mũi.
bangdatally.xyz - Chương trình miễn phí sàng lọc trước sinh bệnh lý di truyền chậm phát triển tâm thần, tự kỷ sẽ diễn ra tại Nghệ An trong tháng 4, 5.
bangdatally.xyz - Bệnh viện Đa khoa Đức Giang (Hà Nội) vừa điều trị thành công một ca bệnh tay chân miệng mức độ 4 nguy kịch, nhờ áp dụng kỹ thuật lọc máu liên tục.
bangdatally.xyz - Bệnh viện Trẻ em Hải Phòng vừa điều trị bệnh nhi sởi biến chứng suy hô hấp độ 3, viêm phổi rất nặng có hội chứng ARDS (bệnh phổi trắng) kèm theo bão cytokin.
bangdatally.xyz - Bệnh viện Vũng Tàu đang cảnh báo người dân một số đối tượng tự xưng là bác sĩ, điều dưỡng, để thực hiện các dịch vụ chăm sóc mẹ và bé, bán sữa, thực phẩm chức năng, thuốc.
bangdatally.xyz - Cô gái 19 tuổi là một ca bệnh trầm cảm nặng vừa được thăm khám và điều trị tại Viện Sức khoẻ tâm thần, Bệnh viện Bạch Mai
bangdatally.xyz - Bé gái 2 tuổi (Hà Nội) được đưa đến Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương trong tình trạng liên tục ngoáy tai, kêu ngứa tai suốt mấy ngày liền.
bangdatally.xyz - Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn vừa tiếp nhận người bệnh nam, 41 tuổi, trong tình trạng đau bụng dữ dội, bụng chướng căng tăng dần kèm khó thở sau khi sử dụng rượu bia.
bangdatally.xyz - Innobi ZinC chính thức ra mắt tại sự kiện “KẾT NỐI THƯƠNG HIỆU” ngày 22/02/2025, mang theo sứ mệnh cung cấp các sản phẩm chăm sóc sức khỏe tiên tiến, an toàn và hiệu quả.
bangdatally.xyz - Trong cuộc bình chọn những cá nhân tiêu biểu của TP Hồ Chí Minh 50 năm qua, GS.BS Trần Đông A và GS.BS Nguyễn Thị Ngọc Phượng là những gương mặt nổi bật ở lĩnh vực Y tế.
bangdatally.xyz - Ngành Y tế Hà Nội không ngừng thực hiện các giải pháp đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số các hoạt động quản trị bệnh viện và quản lý khám chữa bệnh.
bangdatally.xyz - Ngày 15/4, Bệnh viện Da liễu Trung ương có cảnh báo về việc giả mạo bệnh viện sản xuất thuốc giả.
bangdatally.xyz - Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP Hồ Chí Minh vừa có cập nhật về tình hình dịch bệnh sốt xuất huyết, tay chân miệng và sởi tính đến tuần 15/2025.
bangdatally.xyz - Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Bình Thuận vừa có thông tin về một trường hợp tử vong do bệnh dại trên địa bàn.