Hiểu đúng về mầm đậu nành : “thủ phạm” hay “cứu tinh” nội tiết tố nữ

PV, icon
08:00 ngày 25/04/2025

bangdatally.xyz - Từng được xem là “người bạn đồng hành uy tín” của sức khỏe nội tiết nữ, trong những năm gần đây lại có những tranh cãi vì lo ngại nguy cơ ung thư, u xơ.

Đây là hiểu lầm nghiêm trọng có thể khiến phụ nữ bỏ qua một dưỡng chất quý giá giúp cân bằng nội tiết tố nữ và mất đi cơ hội để níu kéo thanh xuân từ phương pháp thiên nhiên gần gũi, lành tính.

Nhật Bản - Tỷ lệ phụ nữ mắc các rối loạn liên quan đến nội tiết tố nữ thấp hơn hẳn nhiều quốc gia phát triển

Các rối loạn nội tiết tố như bốc hỏa, khô hạn, mất ngủ, loãng xương, rối loạn kinh nguyệt hay suy giảm ham muốn thường xuất hiện ở phụ nữ sau tuổi 35, đặc biệt là trong giai đoạn tiền mãn kinh và mãn kinh. Tuy nhiên, theo nhiều thống kê y tế, ở Nhật Bản chỉ có 25% đến 50% phụ nữ bị rối loạn trong thời kỳ mãn kinh. Đây là tỷ lệ thấp hơn đáng kể so với phụ nữ ở Mỹ ( 75%) và một số nước châu Âu, châu Á khác.

Một phần lý do đến từ thói quen sống lành mạnh: ít tiêu thụ thực phẩm chế biến sẵn, ít đường, duy trì cân nặng hợp lý, vận động đều đặn và ý thức chăm sóc sức khỏe từ sớm.

Đặc biệt, một yếu tố đáng chú ý góp phần vào việc ổn định nội tiết ở phụ nữ Nhật chính là thói quen sử dụng đậu nành và các sản phẩm từ đậu nành mỗi ngày, trong đó có mầm đậu nành – nguồn thực phẩm chứa nhiều phytoestrogen tự nhiên.

Hiểu đúng về mầm đậu nành : “thủ phạm” hay “cứu tinh” nội tiết tố nữ - Ảnh 1.

Canh miso trong bữa ăn hàng ngày của người Nhật

Mầm đậu nành – nguồn estrogen thảo mộc hiệu quả, được tin dùng toàn cầu

Theo tạp chí khoa học Nutrients (2024): Nghiên cứu mới nhất do các nhà khoa học tại Đại học Ninh Ba (Trung Quốc) và Trung tâm kiểm soát phòng ngừa dịch bệnh Ninh Ba thực hiện và công bố cho thấy: Sử dụng từ 30g sản phẩm từ đậu nành trở lên mỗi ngày giúp giảm 25% nguy cơ ung thư.

Bên cạnh đó nhiều nghiên cứu lớn tại Châu Âu, Mỹ, Nhật và gần đây là tại Bệnh viện Phụ sản Trung Ương, Bệnh viện Từ Dũ, Bệnh viện Y dược TP Hồ Chí Minh... đều cho thấy: mầm đậu nành giúp cải thiện hiệu quả các triệu chứng do thiếu hụt nội tiết tố nữ như khô hạn, bốc hỏa, mất ngủ, lão hóa da, rối loạn chu kỳ… mà vẫn an toàn, lành tính khi dùng dài lâu.

Hiểu đúng về mầm đậu nành : “thủ phạm” hay “cứu tinh” nội tiết tố nữ - Ảnh 2.

Mầm đậu nành - Món quà cho sức khỏe phái đẹp

Theo Tạp chí Y học sinh sản năm 2005: "Phytoestrogen từ mầm đậu nành không gây quá sản nội mạc tử cung hay ung thư nội tử cung, ung thư vú, không làm tăng kích thước khối u. không gây ức chế buồng trứng không làm buồng trứng giảm tiết hay ngưng tiết hoocmon. Hơn thế Phytoestrogen có cơ chế tự đào thải khi dư thừa. Vì vậy các chế phẩm từ đậu nành hoàn toàn không chống chỉ định với phụ nữ u nang, u xơ, ung bướu…"

Nhiều nghiên cứu khoa học trên Thế giới cũng khẳng định vai trò của Estrogen thảo dược với nữ giới :

🔸Tại Ý theo công bố Trung tâm nghiên cứu về mãn kinh và loãng xương đại học Ferrara 2001: Bổ sung Estrogen thảo dược từ mầm đậu nành giảm tần suất bốc hỏa

🔸 Tại Hoa Kỳ: 100mg Estrogen thảo dược từ mầm đậu nành giúp giảm mỡ máu ngăn ngừa loãng xương ở phụ nữ mãn kinh

🔸 Tại Trung tâm sức khỏe và dinh dưỡng Quảng Châu, Trung Quốc: Bổ sung mầm đậu nành làm giảm các triệu chứng mãn kinh

Đã đến lúc hiểu đúng về mầm đậu nành

Trong một thế giới ngập tràn thông tin trái chiều, điều giá trị nhất chính là sự hiểu biết đúng đắn và lựa chọn đúng đắn. Mầm đậu nành – khi được chiết xuất chuẩn mực từ vùng trồng sạch, không biến đổi gen, không chất tăng trưởng, theo tiêu chuẩn GACP-WHO – không phải là "thủ phạm" như nhiều người lầm tưởng, mà là "người bạn đồng hành" thầm lặng của sức khỏe nội tiết nữ.

Thực tế, chỉ cần thử tìm kiếm từ khóa "thảo dược bổ sung nội tiết tố nữ hiệu quả", bạn sẽ thấy Mầm đậu nành luôn nằm trong nhóm dẫn đầu. Điều này một lần nữa khẳng định giá trị lớn lao của loại dược liệu này đối với sức khỏe, sắc đẹp và sinh lý nữ.

Mầm đậu nành vốn đã hiện diện trong đời sống người Việt qua dầu ăn, đậu phụ, sữa đậu nành… Người Việt thời xưa tiêu thụ đậu nành rất nhiều, nhưng tỷ lệ mắc các bệnh liên quan đến tuyến giáp, u xơ, u nang lại thấp hơn đáng kể so với hiện tại. Điều đó cho thấy thủ phạm không nằm ở đậu nành, mà ở lối sống thiếu khoa học, căng thẳng kéo dài, môi trường ô nhiễm và thực phẩm nhiễm độc tố khiến cơ thể dễ bị rối loạn nội tiết và gia tăng nguy cơ mắc bệnh.

Vấn đề không nằm ở việc "có nên dùng Mầm đậu nành hay không", mà là dùng đúng loại – được xử lý đúng cách, chuẩn hóa, và phù hợp với sinh lý nữ. Chỉ khi đó, Mầm đậu nành mới phát huy hết giá trị vốn có: một món quà tự nhiên giúp phụ nữ cân bằng, khỏe đẹp từ bên trong.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

Cùng chuyên mục