
Thông tin được ThS Hà Thị Kim Phượng, Phòng Điều dưỡng-Tiết chế và Kiểm soát Nhiễm khuẩn (Cục Quản lý Khám, chữa bệnh - Bộ Y tế), nhấn mạnh tại Hội nghị trực tuyến triển khai kế hoạch hành động quốc gia về kiểm soát nhiễm khuẩn trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh giai đoạn 2025-2030 diễn ra sáng 10/4 tại Bộ Y tế.
Hội nghị do GS.TS. Trần Văn Thuấn, Thứ trưởng Bộ Y tế chủ trì. Hội nghị kết nối điểm cầu Bộ Y tế với hàng trăm điểm cầu các bệnh viện trực thuộc Bộ, Sở Y tế các tỉnh, thành phố... TS. Angela Pratt, Trưởng đại diện Tổ chức Y tế thế giới tại Việt Nam cùng các chuyên gia của Tổ chức Y tế thế giới; lãnh đạo các bệnh viện, chuyên gia phụ trách công tác phòng chống nhiễm khuẩn các bệnh viện tham dự tại điểm cầu Bộ Y tế.
Thạc sĩ Phượng cho hay, thống kê trên toàn cầu do WHO thực hiện năm 2022 cho thấy 100 người bệnh tại các bệnh viện chăm sóc cấp tính có 7 người bệnh ở các quốc gia có thu nhập cao và 15 người bệnh ở các quốc gia có thu nhập thấp và trung bình mắc ít nhất một nhiễm khuẩn bệnh viện trong thời gian nằm viện.
Trung bình, 1 trong 10 người bệnh bị ảnh hưởng sẽ tử vong do nhiễm khuẩn bệnh viện. Đặc biệt, hằng năm, có khoảng 136 triệu ca nhiễm khuẩn bệnh viện do vi khuẩn kháng kháng sinh.
"Dự báo đến năm 2050, gần 3,5 triệu người có thể tử vong do nhiễm khuẩn bệnh viện mỗi năm, gấp 4,4 lần so với HIV/AIDS và các bệnh lây truyền qua đường tình dục cộng lại (2021)", thạc sĩ Phượng thông tin tại hội nghị.
Trong khi đó, tỷ lệ nhiễm khuẩn bệnh viện ở các nước đang phát triển cao gấp 3 lần so với các nước phát triển. Đồng thời, hệ thống y tế chịu áp lực lớn hơn do hạn chế về nguồn lực và kiểm soát nhiễm khuẩn.
Thứ trưởng Trần Văn Thuấn phát biểu tại hội nghị.
Phát biểu tại hội nghị, Thứ trưởng Trần Văn Thuấn cho hay, kiểm soát nhiễm khuẩn là một trong những trụ cột quan trọng trong bảo đảm an toàn người bệnh, chất lượng dịch vụ y tế, và năng lực ứng phó của hệ thống y tế trước các bệnh truyền nhiễm. Đại dịch COVID-19 đã qua khẳng định vai trò không thể thiếu của công tác này, không chỉ trong phòng chống dịch mà còn trong công tác bảo vệ đội ngũ y tế và cộng đồng.
Trong thời gian qua, ngành y tế đã có nhiều nỗ lực để kiện toàn hệ thống, xây dựng hành lang pháp lý, phát triển nhân lực và triển khai chuyên môn kỹ thuật về kiểm soát nhiễm khuẩn. Những kết quả bước đầu đó đã tạo nền tảng quan trọng cho việc nâng cao chất lượng và bảo đảm an toàn trong các cơ sở khám, chữa bệnh.
Tuy nhiên, chúng ta vẫn đang phải đối mặt với nhiều khó khăn: sự chênh lệch về nguồn lực và năng lực giữa các cấp khám chữa bệnh; hạ tầng, thiết bị, vật tư kiểm soát nhiễm khuẩn còn thiếu thốn; ý thức tuân thủ quy trình của một bộ phận nhân viên y tế và người bệnh, người nhà người bệnh còn hạn chế; đặc biệt, tình trạng kháng kháng sinh cùng mối đe dọa từ vi khuẩn đa kháng thuốc đang ngày càng gia tăng và sự xuất hiện của các dịch bệnh mới nổi và tái nổi.
Những thách thức đó đòi hỏi chúng ta cần có hành động mạnh mẽ, đồng bộ và kịp thời hơn nữa. Trên cơ sở đó, Bộ Y tế đã xây dựng và ban hành Kế hoạch hành động quốc gia về kiểm soát nhiễm khuẩn giai đoạn 2025 - 2030.
"Đây là tài liệu định hướng quan trọng, có tính chiến lược, nhằm đồng bộ hóa các hoạt động kiểm soát nhiễm khuẩn trên phạm vi cả nước, phù hợp với chiến lược nâng cao chất lượng dịch vụ y tế và các khuyến nghị của Tổ chức Y tế Thế giới. Đây sẽ là kim chỉ nam quan trọng để các đơn vị, cơ sở khám chữa bệnh trên cả nước triển khai bài bản, đồng bộ và hiệu quả công tác kiểm soát nhiễm khuẩn" - Thứ trưởng Trần Văn Thuấn nhấn mạnh.
Ông Nguyễn Trọng Khoa, Phó Cục trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh, cho hay Kế hoạch hành động quốc gia về kiểm soát nhiễm khuẩn trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh giai đoạn 2025-2030 được ban hành kèm theo Quyết định số 38/QĐ-BYT ngày 03 tháng 01 năm 2025 của Bộ trưởng Bộ Y tế nhằm nâng cao năng lực phòng và kiểm soát nhiễm khuẩn trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nhằm tăng cường chất lượng khám bệnh, chữa bệnh, bảo đảm an toàn người bệnh, nhân viên y tế và cộng đồng.
Kế hoạch hướng tới 7 mục tiêu gồm: Tăng cường năng lực hệ thống quản lý và chính sách về kiểm soát nhiễm khuẩn; Nâng cao nhận thức và năng lực nhân viên y tế về kiểm soát nhiễm khuẩn; Cải thiện cơ sở hạ tầng và thiết bị kiểm soát nhiễm khuẩn; Giảm thiểu nguy cơ nhiễm khuẩn liên quan đến chăm sóc y tế; Tăng cường hệ thống giám sát, báo cáo nhiễm khuẩn bệnh viện và tình hình sử dụng kháng sinh; Tăng cường năng lực đáp ứng với bệnh dịch; Thúc đẩy nghiên cứu khoa học, hợp tác quốc tế và ứng dụng công nghệ trong kiểm soát nhiễm khuẩn.
Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, Thứ trưởng Trần Văn Thuấn nhấn mạnh để Kế hoạch hành động quốc gia về kiểm soát nhiễm khuẩn trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh giai đoạn 2025-2030 đi vào thực tiễn một cách hiệu quả, các cơ sở y tế, các đơn vị, địa phương phải tập trung vào các nội dung trọng tâm.
Theo đó, xác định kiểm soát nhiễm khuẩn là nhiệm vụ thường xuyên, liên tục, có tính nền tảng, gắn chặt với quản lý chất lượng và an toàn người bệnh. Đây không chỉ là trách nhiệm của riêng khoa kiểm soát nhiễm khuẩn mà là trách nhiệm chung của toàn thể cán bộ y tế trong mỗi cơ sở khám, chữa bệnh.
Chủ động xây dựng kế hoạch hành động cụ thể tại từng địa phương, đơn vị, phù hợp với tình hình thực tiễn, phân công rõ trách nhiệm, có cơ chế giám sát, đánh giá định kỳ và liên tục cải tiến.
Kiện toàn hệ thống tổ chức và nhân lực kiểm soát nhiễm khuẩn, bảo đảm tính chuyên trách, chuyên môn hóa, có chính sách đào tạo, bồi dưỡng, đãi ngộ phù hợp, đồng thời tăng cường lồng ghép nội dung đào tạo trong chương trình đào tạo y khoa.
Tăng cường đầu tư cho cơ sở vật chất, trang thiết bị, hóa chất, vật tư y tế phục vụ công tác kiểm soát nhiễm khuẩn, đồng thời đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong giám sát, phân tích dữ liệu nhiễm khuẩn bệnh viện.
Thực hiện nghiêm các hướng dẫn chuyên môn quốc gia, bảo đảm triển khai đồng bộ các quy trình kỹ thuật, bộ tiêu chí chất lượng do Bộ Y tế ban hành. Đặc biệt chú trọng giám sát sử dụng kháng sinh và thực hiện các can thiệp phòng ngừa nhiễm khuẩn đường máu, hô hấp, tiết niệu, phẫu thuật trong bệnh viện.
Gắn kết công tác kiểm soát nhiễm khuẩn với các chương trình y tế quốc gia, nhất là chương trình phòng chống kháng kháng sinh, quản lý chất lượng bệnh viện, ứng phó với dịch bệnh và an toàn người bệnh.
Tăng cường truyền thông và nâng cao nhận thức cho cả nhân viên y tế lẫn người bệnh và cộng đồng về tầm quan trọng của kiểm soát nhiễm khuẩn, xây dựng văn hóa an toàn trong bệnh viện, góp phần tạo môi trường điều trị an toàn và tin cậy.
Đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ và mở rộng hợp tác quốc tế, tranh thủ sự hỗ trợ kỹ thuật và tài chính từ các tổ chức quốc tế, đối tác phát triển trong triển khai các hoạt động chuyên môn và nâng cao năng lực hệ thống.
Về phía Tổ chức Y tế thế giới, TS. Angela Prat nhấn mạnh kiểm soát nhiễm khuẩn đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc đảm việc dịch vụ y tế ở bất kỳ quốc gia nào. Điều này giúp bảo vệ nhân viên y tế và bệnh nhân trước bất kỳ dịch bệnh nào. Do đó, những nỗ lực kiểm soát nhiễm khuẩn ở bất kể cơ sở y tế nào dù công hay tư ở bất kể cấp độ nào đều vì lợi ích của cả hệ thống. Bà cũng đánh giá cao những tiến bộ mà Việt Nam đã đạt được trong kiểm soát nhiễm khuẩn tại các cơ sở khám, chữa bệnh.
Theo bà, để đạt hiệu quả cao hơn, cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các quốc gia, các tổ chức quốc tế và các ngành liên quan.
Tổ chức Y tế thế giới cam kết sẽ tiếp tục hỗ trợ Việt Nam trong việc cải thiện hệ thống y tế, đồng thời xây dựng và triển khai các giải pháp kiểm soát nhiễm khuẩn trong các cơ sở khám, chữa bệnh một cách hiệu quả hơn trong tương lai.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!
bangdatally.xyz - Kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5 là dịp lý tưởng để du lịch, vui chơi nhưng cũng là thời điểm thời tiết nắng nóng gay gắt, dễ gây mất nước và say nắng.
bangdatally.xyz - Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) vừa có văn bản về việc đình chỉ lưu hành, thu hồi và tiêu hủy mỹ phẩm không đạt tiêu chuẩn chất lượng.
bangdatally.xyz - Không thể tránh hoàn toàn rượu bia trong một số dịp giao tiếp xã hội? Việc hiểu rõ và chủ động trong cách sử dụng rượu bia có thể giúp giảm thiểu tác hại lên cơ thể.
bangdatally.xyz - Dị vật là 1 viên đạn kim loại vùi sâu trong hốc mũi bé trai, bị "bỏ quên" suốt 5 năm.
bangdatally.xyz - Sáng 12/4, Bệnh viện TWQĐ 108 cho biết vừa thực hiện thành công ca ghép tim nhân tạo bán phần thế hệ thứ 3 (LVAD - Heart Mate3) lần đầu tiên tại Việt Nam.
bangdatally.xyz - Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 vừa tiếp nhận và điều trị thành công hai bệnh nhân nữ trẻ tuổi bị đột quỵ do huyết khối xoang tĩnh mạch não.
bangdatally.xyz - Bệnh nhân nữ 56 tuổi, nhập viện vì buồn nôn, tê bì môi và chân tay, tụt huyết áp, đau bụng và buồn đi ngoài sau khi ăn một lượng lớn củ ấu tàu thay cơm khoảng một giờ.
bangdatally.xyz - Thông tin được BSCKII. Võ Thị Đoan Thục, Phó Khoa Hồi sức Cấp cứu khu D, Bệnh viện Chợ Rẫy cho biết sau 3 ngày tiếp nhận và điều trị cho nam bệnh nhân này.
bangdatally.xyz - Bệnh nhân nam, 42 tuổi, vào Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An trong tình trạng lở loét, chảy dịch máu, ngứa rát toàn thân.
bangdatally.xyz - Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) vừa có chỉ đạo về việc tổ chức điều tra, truy xuất nguồn gốc vụ nghi ngờ ngộ độc thực phẩm tại Trường Tiểu học Võ Thị Sáu, TP Hồ Chí Minh.
bangdatally.xyz - Dù chỉ mới ra mắt thị trường Việt Nam nhưng "tân binh" Cielo Stellato không hề kém cạnh những thương hiệu "đàn anh" nhờ những tiêu chuẩn mới cho băng vệ sinh dạng quần.
bangdatally.xyz - Mặc dù chưa chính thức bước vào mùa mưa, nhưng dịch bệnh sốt xuất huyết trên địa bàn tỉnh Đồng Nai đã có những diễn biến phức tạp.
bangdatally.xyz - Hè đến cũng là thời điểm gia tăng các ca tai nạn do đuối nước ở trẻ tăng cao.
bangdatally.xyz - Ho kéo dài nhiều tuần, cụ bà 79 tuổi, không ngờ nguyên nhân lại đến từ một đoạn kim loại nhỏ mắc sâu trong amidan trái.
bangdatally.xyz - Vương Bảo của Dược phẩm Thái Minh được vinh danh “Sản phẩm tiền liệt tuyến hiệu quả số 1 Việt Nam” tại chương trình “Tự hào Thương hiệu Việt 2025”.