
Do những tiến bộ gần đây trong tiếp cận điều trị kháng virus (ART), những người có HIV dương tính hiện nay sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn. Ngoài ra, khoa học đã xác nhận rằng ART ngăn ngừa lây truyền HIV. Ước tính có khoảng 21,7 triệu người được điều trị HIV trong năm 2017. Tuy nhiên, trên toàn thế giới, chỉ có 59% trong tổng số 36,9 triệu người nhiễm HIV trong năm 2017 được điều trị ARV. Đã có tiến bộ đáng kể trong việc ngăn ngừa và loại bỏ lây truyền từ mẹ sang con và giữ cho các bà mẹ còn sống.
Dưới đây là 10 vấn đề của HIV/AIDS trên toàn cầu được Tổ chức Y tế thế giới công bố và cảnh báo:
HIV (Virust suy giảm miễn dịch ở người) tác động lên các tế bào của hệ miễn dịch
Nhiễm trùng dẫn đến sự suy giảm dần của hệ miễn dịch, phá vỡ khả năng của cơ thể để chống lại một số bệnh nhiễm trùng và các bệnh khác. AIDS (hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải) đề cập đến giai đoạn tiến triển của người bị nhiễm HIV, được xác định khi có sự xuất hiện của bất kỳ một trong hơn 20 bệnh nhiễm trùng cơ hội hoặc các bệnh ung thư có liên quan.
HIV có thể lây truyền theo nhiều cách
- Lây truyền giữa mẹ và con trong thai kỳ, sinh con và cho con bú.
- Quan hệ tình dục không được bảo vệ (âm đạo hoặc hậu môn) hoặc quan hệ tình dục bằng miệng với người bị nhiễm bệnh.
- Truyền máu hoặc các sản phẩm máu bị nhiễm hoặc cấy mô bị nhiễm.
- Dùng chung các thiết bị tiêm chích bị nhiễm (kim tiêm, ống chích) hoặc thiết bị xăm mình.
- Sử dụng dụng cụ phẫu thuật bị nhiễm và các dụng cụ sắc bén khác.
36,9 triệu người đang sống chung với HIV trên toàn thế giới
Trên toàn cầu, ước tính có 36,9 triệu người (31,1–43,9 triệu người) sống chung với HIV trong năm 2017, 1,8 triệu (1,3–2,4 triệu) người trong số này là trẻ em. Đa số những người nhiễm với HIV sống tại các nước thu nhập thấp và trung bình. Ước tính có khoảng 1,8 triệu người (1,4–2,4 triệu người) mới nhiễm HIV vào năm 2017. Cho đến nay, ước tính có khoảng 35 triệu người đã tử vong do các nguyên nhân liên quan đến HIV, riêng năm 2017 ước tính đã có 940.000 (670.000–1,3 triệu) trường hợp tử vong.
Có nhiều cách để ngăn ngừa lây nhiễm HIV
- Thực hành hành vi tình dục an toàn như sử dụng bao cao su.
- Xét nghiệm và điều trị các bệnh nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục, bao gồm cả HIV để ngăn ngừa lây truyền sang người khác.
- Tránh tiêm chích ma túy, hoặc nếu phải làm, luôn luôn sử dụng kim tiêm và ống chích vô trùng.
- Đảm bảo rằng bất kỳ máu hoặc sản phẩm máu nào đều được xét nghiệm HIV.
- Cắt bao quy đầu tự nguyện nếu sống ở một trong 14 quốc gia châu Phi nơi can thiệp này được thúc đẩy.
- Điều trị kháng retrovirus bắt đầu càng sớm càng tốt cho sức khỏe của chính người bị nhiễm và ngăn ngừa lây nhiễm HIV.
- Dự phòng trước phơi nhiễm khi tham gia vào hành vi nguy cơ cao; dự phòng sau phơi nhiễm nếu có nguy cơ đã tiếp xúc với nhiễm HIV.
Điều trị kháng retrovirus (ART) ngăn ngừa HIV nhân lên trong cơ thể
Nếu sự sinh sản của HIV dừng lại, thì các tế bào miễn dịch của cơ thể có thể sống lâu hơn và bảo vệ cơ thể khỏi bị nhiễm trùng. Hiệu quả điều trị ARV làm giảm lượng virus trong cơ thể, làm giảm đáng kể nguy cơ lây truyền cho bạn tình. Trong một cặp vợ chồng, nếu một người dương tính với HIV và điều trị ARV có hiệu quả, khả năng lây truyền qua đường tình dục cho người còn lại có thể giảm tới 96%. Mở rộng phạm vi điều trị HIV góp phần vào nỗ lực phòng chống HIV.
Tính đến cuối năm 2017, đã có 21,7 triệu người đã nhận được ART trên toàn thế giới
Trong số này, gần 20 triệu người sống ở các nước thu nhập thấp và trung bình. Trong năm 2016, Tổ chức Y tế thế giới đã phát hành ấn bản thứ hai của "Hướng dẫn hợp nhất về sử dụng thuốc kháng virus để điều trị và phòng ngừa nhiễm HIV." Những hướng dẫn này đưa ra một số khuyến nghị mới, bao gồm khuyến cáo cung cấp ARV suốt đời cho tất cả trẻ em, thanh thiếu niên và người lớn, phụ nữ có thai và phụ nữ đang cho con bú đang sống chung với HIV, bất kể số lượng tế bào CD4 càng sớm càng tốt sau khi được chẩn đoán.
Tổ chức Y tế thế giới cũng đã mở rộng các khuyến cáo trước đó để đưa ra dự phòng trước phơi nhiễm HIV (PrEP) cho những người được chọn có nguy cơ nhiễm HIV cao. Phác đồ điều trị bậc 1 thay thế cũng đã được khuyến cáo.
Xét nghiệm HIV có thể giúp đảm bảo điều trị cho những người có nhu cầu
Tiếp cận xét nghiệm HIV và thuốc điều trị cần được đẩy nhanh để đạt mục tiêu kết thúc AIDS vào năm 2030. Xét nghiệm HIV vẫn còn hạn chế, ước tính khoảng 25% người nhiễm HIV hoặc 9,4 triệu người vẫn chưa được chẩn đoán và không biết bị nhiễm HIV. Tổ chức Y tế thế giới đang đề xuất các phương pháp tự kiểm tra HIV nhằm tăng cường dịch vụ xét nghiệm HIV cho những người không được chẩn đoán.
Ước tính có 1,8 triệu trẻ em đang sống chung với HIV
Theo số liệu năm 2017, hầu hết những trẻ em này sống ở vùng cận sa mạc Sahara, Châu Phi và bị lây nhiễm do lây truyền từ mẹ có HIV dương tính trong thai kỳ, sinh con hoặc cho con bú. Gần 110.000 trẻ em (63.000-160.000) đã trở thành người mới nhiễm HIV trong năm 2017 trên toàn cầu.
Loại bỏ sự lây truyền từ mẹ sang con đang trở thành hiện thực
Việc tiếp cận các biện pháp can thiệp phòng ngừa lây nhiễm HIV vẫn còn hạn chế ở nhiều nước có thu nhập thấp và trung bình. Nhưng dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con và giữ cho các bà mẹ còn sống đã đạt những tiến bộ đáng kể. Năm 2017, 8/10 phụ nữ mang thai bị nhiễm HIV, tương ứng 1,1 triệu người, đã nhận được thuốc kháng retrovirus trên toàn thế giới.
Năm 2015, Cuba là quốc gia đầu tiên được Tổ chức Y tế thế giới tuyên bố đã loại bỏ lây truyền HIV và giang mai từ mẹ sang con. Đến cuối năm 2017, đã có 10 quốc gia được xác nhận để loại bỏ HIV từ mẹ sang con.
HIV là yếu tố nguy cơ lớn nhất để bệnh lao phát triển
Trong năm 2016, ước tính khoảng 1 triệu trong số 10,4 triệu người đã phát triển bệnh lao trên toàn thế giới có HIV dương tính và đã có khoảng 370.000 ca tử vong do bệnh lao xảy ra ở những người sống chung với HIV. Khu vực châu Phi chiếm 86% số ca tử vong do lao có liên quan đến HIV.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!
bangdatally.xyz - Một số trào lưu ăn kiêng đình đám, được chia sẻ nhiều trên mạng xã hội, không những không đem lại hiệu quả giảm cân như ý mà còn gây hại cho sức khỏe.
bangdatally.xyz - Người bệnh tham gia chương trình sẽ được Tổ chức Operation Smile Việt Nam tài trợ 100% chi phí điều trị.
bangdatally.xyz - Cùng tìm hiểu về tác hại của rượu bia ngay qua chùm infographic dưới đây để bảo vệ sức khỏe cho bạn và người thân.
bangdatally.xyz - Trẻ nhỏ mắc sởi phải đối mặt với nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí tử vong.
bangdatally.xyz - Trong đợt này, đáng chú ý, hơn 30% số bệnh nhân được chỉ định phẫu thuật là người dưới 40 tuổi.
bangdatally.xyz - Chủ đề Ngày Sức khỏe Thế giới (7/4) năm 2025 là "Khởi đầu khỏe mạnh, tương lai tươi sáng", tập trung vào việc cải thiện sức khỏe và sự sống còn của bà mẹ và trẻ sơ sinh.
bangdatally.xyz - Dan Buettner, một chuyên gia về tuổi thọ, đã chia sẻ một hoạt động mà người sống đến 100 tuổi thường hay thực hiện.
bangdatally.xyz - Sự chuyển động của thai nhi là niềm vui nhưng cũng là mối lo lắng của các bà mẹ trong thai kỳ.
bangdatally.xyz - Trào ngược dạ dày là một bệnh lý phổ biến về hệ tiêu hóa, gây ảnh hưởng đến hàng triệu người trên thế giới.
bangdatally.xyz - Theo thống kê, cứ mỗi 7 giây trôi qua, thế giới lại có một ca tử vong do biến chứng thai sản có thể phòng tránh được.
bangdatally.xyz - TP Đà Nẵng ghi nhận số ca sởi gia tăng liên tục, đã có 3.700 ca nghi sởi kể từ đầu năm đến nay.
bangdatally.xyz - Lượng cholesterol xấu cao trong máu có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Chế độ ăn uống có vai trò rất quan trọng để điều chỉnh chỉ số cholesterol nhưng nên ăn gì?
bangdatally.xyz - Những căng thẳng trong cuộc sống, công việc, thay đổi thời tiết, sự lạm dụng các thiết bị điện tử… đều góp phần khiến cho một giấc ngủ ngon, đủ giấc trở nên khó khăn.
bangdatally.xyz - Bệnh viện Hoàn Mỹ Đồng Nai vừa thực hiện thành công ca phẫu thuật nội soi cắt bỏ thận phụ/niệu quản cho một bệnh nhân 24 tuổi.
bangdatally.xyz - Sở Y tế Hà Nội vừa ban hành kế hoạch bảo vệ sức khoẻ tâm thần trên địa bàn thành phố.