
Hà Nội đang bắt đầu bước vào mùa mưa lũ, đề phòng dịch bệnh cũng như các vấn đề về mất vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP) có thể xảy ra, ngành Y tế Hà Nội đã có nhiều chỉ đạo các đơn vị để triển khai các biện pháp phòng chống trước, trong và sau khi xảy ra bão lụt.
Cụ thể, trước khi có bão lụt, công tác truyền thông được đặt lên hàng đầu. Các đơn vị ngành Y tế cần tuyên truyền, hướng dẫn người dân tại các vùng có nguy cơ xảy ra bão lụt chủ động dự trữ các loại lương thực, thực phẩm chế biến sẵn, nước uống đóng chai, các hóa chất sát khuẩn nước của ngành y tế. Cùng với đó, các đơn vị thành lập đội cơ động phòng chống dịch và phòng chống thiên tai thảm họa; chuẩn bị thuốc, hóa chất…để hỗ trợ các vùng bị bão lụt và thảm họa khi có yêu cầu.
Khi đã xảy ra bão lụt cần kiểm tra các cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm, đảm bảo không sử dụng gia súc, gia cầm, thủy sản chết bệnh, chết không rõ nguyên nhân để chế biến thực phẩm, xử lý nghiêm các hành vi lợi dụng tình trạng khan hiếm thực phẩm để đưa ra thị trường các loại thực phẩm không đảm bảo vệ sinh. Cử cán bộ y tế đến vùng lũ lụt để chỉ đạo toàn diện công tác vệ sinh phòng chống dịch bệnh. Đồng thời, duy trì lực lượng y tế tăng cường thường trực tại các địa phương bị ảnh hưởng nặng do lũ lụt cho đến khi tình hình ổn định. Các cơ sở khám chữa bệnh đảm bảo đầy đủ các điều kiện để cấp cứu, điều trị khi xảy ra ngộ độc hàng loạt, dịch bệnh bùng phát trên địa bàn.
Công tác tuyên truyền cần được đẩy mạnh vào thời điểm sau bão lụt để người dân biết cách vệ sinh môi trường, vệ sinh nguồn nước, công trình công cộng bị ô nhiễm. Ngành y tế tích cực triển khai các biện pháp phòng bệnh thường gặp sau lũ lụt như tiêu chảy, sốt xuất huyết, đau mắt đỏ, tả, lỵ, thương hàn. Các đơn vị chức năng tích cực kiểm tra an toàn thực phẩm, an toàn nguồn nước. Đặc biệt các đơn vị y tế cần phối hợp chặt chẽ với các ban, ngành, đoàn thể, chính quyền địa phương để xử lý triệt để khi có ngộ độc thực phẩm, các ổ dịch bệnh phát sinh sau bão lụt.
Cục Quản lý khám chữa bệnh (Bộ Y tế) cho biết, môi trường sau những đợt bão lụt dễ ô nhiễm nặng nề bởi xác động vật, thực vật phân hủy, tạo điều kiện cho vi khuẩn, virus phát triển mạnh. Úng ngập khiến nước tràn khắp nơi, đặc biệt là nước từ các hố ga, nhà vệ sinh công cộng, khu vực chứa nước thải sinh hoạt, hóa chất, xăng dầu, nước thải từ các khu công nghiệp... Dòng nước thải bẩn này dễ lẫn vào các bể nước ăn, nước sinh hoạt của người dân.
Sau bão lũ, có hai nhóm bệnh lớn thường bùng phát trong các khu vực dân cư. Thứ nhất là nhóm bệnh phát sinh trực tiếp từ các nguồn bệnh trong vùng bão lũ. Bao gồm một số bệnh da liễu như nấm kẽ chân, nấm móng; viêm kẽ ngón tay, ngón chân (dân gian gọi là "nước ăn chân"); mẩn ngứa; viêm da… Tiếp theo là các bệnh đường tiêu hóa hay gặp như tả, lỵ, thương hàn, nhiễm khuẩn, nhiễm độc thức ăn do vi khuẩn. Viêm gan virut A, E, một số các bệnh như đau mắt đỏ, viêm tai giữa nhiễm khuẩn… cũng dễ xảy ra trong các khu vực bị ngập lụt.
Thứ hai là nhóm các bệnh phát sinh do các vector truyền bệnh phát sinh mạnh sau bão lũ. Đây là các bệnh rất dễ lây và bùng phát dịch trên diện rộng. Điển hình trong số này là bệnh sốt xuất huyết, sốt do virut thường và sốt rét. Nguồn nước tù đọng, thời tiết nóng ẩm tạo điều kiện cho muỗi và virus sinh sôi nảy nở chính là nguyên nhân gây bệnh cho người.
Để phòng bệnh, người dân cần chú ý một số điều sau: Trước khi bão lũ xảy ra, nên có một kế hoạch dự trữ nguồn nước và thực phẩm sạch như xây các bể kín dự trữ nước, phổ biến những quy trình xử lý nước sông suối tạo nước sạch cũng như các biện pháp cất giữ rau củ, quả trong nhiều ngày.
Đặc biệt, vấn đề vệ sinh (đại, tiểu tiện), xử lý nước thải sinh hoạt trong khi bão lũ phải được dự tính từ trước. Khi bão lũ đang xảy ra, người dân nên tuân thủ đúng các qui trình vệ sinh an toàn thực phẩm và sinh hoạt hàng ngày. Sau bão lũ, tập trung tổng vệ sinh nhà cửa, thau rửa bể, giếng khơi, làm sạch nguồn nước bằng phèn chua hoặc cloramin…
Chôn xác súc vật chết, lá cây, thân cây thối rữa, rắc vôi bột, khơi thông cống rãnh tránh úng ngập, luôn tuân thủ việc ăn chín, uống sôi, không tắm rửa ở ao hồ, sông ngòi và
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!
bangdatally.xyz - Công ty ONTEKCO vinh dự nằm trong TOP 100 Thương hiệu tiêu biểu Châu Á – Thái Bình Dương 2025 và nhận giải "Sản phẩm – Dịch vụ tốt nhất vì người tiêu dùng".
bangdatally.xyz - Một vụ nghi ngộ độc thực phẩm xảy ra tại Trường Đại học Đồng Tháp khiến 33 học sinh, giáo viên, tình nguyện viên có biểu hiện đau bụng, nôn ói, tiêu chảy.
bangdatally.xyz - Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Hòa Bình vừa có thông tin về một trường hợp tử vong do bệnh dại tại huyện Lạc Thủy.
bangdatally.xyz - Trong hành trình chăm con ăn dặm, mỗi quyết định của các cha mẹ đều dựa trên tình yêu thương và sự an toàn của các con lên hàng đầu.
bangdatally.xyz - Trung tâm Điều phối ghép tạng Quốc gia vừa hỗ trợ Bệnh viện Quân y 175 thực hiện thành công ca lấy tạng từ người chết não.
bangdatally.xyz - Khối sỏi san hô lớn kích thước 7cm ở thận của người bệnh 70 tuổi vừa được bác sĩ Bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí (Quảng Ninh) phẫu thuật lấy ra ngoài thành công.
bangdatally.xyz - Chỉ vì một nốt đen nhỏ ở gan bàn chân trông như nốt ruồi, người phụ nữ 54 tuổi suýt mất bàn chân.
bangdatally.xyz - Căn bệnh “sợ đi khám bệnh” - tuy không có trong y học, nhưng lại đang âm thầm gặm nhấm sức khỏe và tinh thần của rất nhiều người.
bangdatally.xyz - Một con chó nghi mắc bệnh dại đã chạy khắp nơi và cắn 5 người gồm cả trẻ nhỏ tại xã Long Sơn, TP Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.
bangdatally.xyz - Một số trào lưu ăn kiêng đình đám, được chia sẻ nhiều trên mạng xã hội, không những không đem lại hiệu quả giảm cân như ý mà còn gây hại cho sức khỏe.
bangdatally.xyz - Bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí (Quảng Ninh) vừa thực hiện cắt toàn bộ dạ dày, nạo vét hạch cho người bệnh mắc ung thư dạ dày gặp biến chứng chảy máu nguy hiểm.
bangdatally.xyz - Trẻ mắc rối loạn phổ tự kỷ có thể hành xử, giao tiếp, tương tác và học hỏi theo những cách khác biệt so với hầu hết mọi người.
bangdatally.xyz - Thời gian gần đây, Trung tâm Y tế huyện Thanh Sơn (Phú Thọ) tiếp nhận nhiều trường hợp trẻ nhỏ mắc bệnh sởi đến khám và điều trị.
bangdatally.xyz - Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn vừa phẫu thuật thành công khối u xơ thần kinh nặng 3,5kg ở thắt lưng cho bệnh nhân 31 tuổi.
bangdatally.xyz - Sau 25 năm, từ chỗ đa phần là người bán máu, từ số đơn vị máu tiếp nhận rất khiêm tốn, lượng máu tiếp nhận và tỷ lệ HMTN đã tăng dần.