
Theo các chuyên gia, nếu không có bất kỳ can thiệp nào nhằm ngăn chặn sự lây truyền HIV từ mẹ sang con thì tỷ lệ lây truyền HIV từ mẹ sang con từ 30-40%. Tuy nhiên, nếu được can thiệp kịp thời và toàn diện, tỷ lệ lây truyền HIV từ mẹ sang con có thể giảm xuống dưới 5% thậm chí dưới 2%. Do đó, nhiều năm qua, ngành y tế tỉnh Đắk Lắk đã triển khai chương trình dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con mang lại nhiều hiệu quả thiết thực.
Thống kê của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Đắk Lắk, từ năm 2019 đến 2023, ngành y tế tỉnh đã điều trị dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con bằng thuốc ARV cho 80 phụ nữ mang thai nhiễm HIV. Kết quả có tới 97,5% trẻ được can thiệp dự phòng đều có kết quả âm tính với HIV.
Các dịch vụ dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con được lồng ghép vào hệ thống chăm sóc sức khỏe sinh sản, nhằm tiếp cận với phụ nữ mang thai sớm nhất để có thể khắc phục tình trạng xét nghiệm HIV muộn và điều trị dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con bằng ARV muộn ở phụ nữ mang thai nhiễm HIV.
Bằng nguồn ngân sách địa phương, sự hỗ trợ của các tổ chức quốc tế, phụ nữ mang thai được xét nghiệm HIV miễn phí trong quá trình quản lý thai nghén tại tuyến y tế cơ sở, phụ nữ mang thai nhiễm HIV được điều trị ngay tại các cơ sở y tế, hỗ trợ thuốc ARV điều trị dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con.
Hiện tại, trên địa bàn toàn tỉnh, thuốc điều trị dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con được cấp hoàn toàn miễn phí tại 2 điểm cung cấp dịch vụ dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con gồm: Bệnh viện Đa khoa Vùng Tây Nguyên và Bệnh viện Đa khoa Thiện Hạnh. Phụ nữ mang thai nhiễm HIV sẽ được chăm sóc, điều trị, chuyển gửi, cung cấp dịch vụ phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con và được điều trị bằng thuốc dự phòng ngay khi phát hiện nhiễm HIV.
BSCKI. Nguyễn Thị Vinh - Trưởng Khoa Phòng, chống HIV/AIDS Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Đắk Lắk cho biết: Để công tác dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con trên địa bàn tỉnh đạt hiệu quả, thời gian qua, ngành y tế tỉnh đã chỉ đạo các đơn vị trực thuộc thực hiện lồng ghép vào hệ thống chăm sóc sức khỏe sinh sản. Đặc biệt, triển khai thực hiện hiệu quả Tháng cao điểm Dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con (từ ngày 1 - 30/6) hằng năm nhằm góp phần nâng cao nhận thức của các tầng lớp nhân dân, đặc biệt là phụ nữ mang thai, vợ của những người nhiễm HIV trong độ tuổi sinh đẻ, phụ nữ có hành vi nguy cơ cao về lợi ích của xét nghiệm HIV sớm và điều trị dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con sớm; giảm kỳ thị và phân biệt đối xử với phụ nữ mang thai nhiễm HIV và trẻ sinh ra từ mẹ nhiễm HIV, tăng cường sự hỗ trợ của gia đình, xã hội trong dự phòng lây nhiễm HIV từ mẹ sang con...
Đặc biệt, chú ý đẩy mạnh công tác dự phòng sớm lây nhiễm HIV cho phụ nữ, đặc biệt là phụ nữ độ tuổi sinh đẻ. Đây là giai đoạn đầu tiên để giảm nguy cơ lây nhiễm HIV cho những người mẹ trong tương lai gần thông qua việc nâng cao hiểu biết về HIV/AIDS, các đường lây truyền và cách phòng tránh. Đồng thời, chủ động phòng tránh thai ngoài ý muốn cho phụ nữ nhiễm HIV.
Đối với nhóm đối tượng phụ nữ đã được chẩn đoán là nhiễm HIV, ngành y tế sẽ cung cấp các biện pháp tránh thai phù hợp với các yếu tố như độ tuổi, số con đã có, tuổi của người con gần nhất để tránh mang thai ngoài ý muốn và nhằm chủ động được thời điểm mang thai khi cơ thể người mẹ có sức đề kháng và điều kiện chăm sóc tốt nhất, lúc này người mẹ mới mang thai nhằm giảm tối đa nguy cơ lây nhiễm HIV sang cho con trong giai đoạn mang thai. Thời điểm có thai tốt nhất của phụ nữ nhiễm HIV là khi họ có tải lượng HIV dưới ngưỡng phát hiện (dưới 200 bản sao/mml máu).
Bên cạnh đó, thực hiện các can thiệp cho phụ nữ mang thai nhiễm HIV. Đây là giai đoạn chăm sóc và điều trị trong thai kỳ. Lúc này, sẽ đảm bảo phụ nữ mang thai nhiễm HIV được điều trị bằng thuốc ARV sớm nhất với phác đồ tối ưu. Hiện nay, Việt Nam đã áp dụng điều trị ngay cho phụ nữ mang thai nhiễm HIV mà không phụ thuộc vào tuổi thai. Giai đoạn này cần cung cấp dịch vụ tư vấn dinh dưỡng cho mẹ và con sau sinh tùy thuộc vào điều kiện của từng trường hợp cụ thể. Ngoài ra, ngành Y tế sẽ cung cấp các hoạt động chăm sóc, hỗ trợ và điều trị thích hợp cho bà mẹ nhiễm HIV cũng như con của họ sau sinh. Tiếp tục điều trị ARV cho mẹ theo phác đồ và điều trị dự phòng cho con bằng thuốc ARV liên tục trong 6 tuần tuổi đầu tiên.
"Để sinh ra những đứa con không bị nhiễm HIV, người mẹ nhiễm HIV phải được điều trị ARV và tuân thủ điều trị tốt; cần theo dõi thai kỳ, tuân thủ các biện pháp dự phòng lây nhiễm và điều trị dự phòng ngay cho trẻ từ lúc lọt lòng. Các biện pháp can thiệp trong chương trình dự phòng lây truyền từ mẹ sang con mang lại hiệu quả nhưng nếu muốn sinh con, người nhiễm HIV cần có tư vấn của bác sĩ để được cung cấp đầy đủ thông tin, kiến thức cho một thai kỳ khỏe mạnh, cần được theo dõi, điều trị đầy đủ", bác sĩ Vinh nhấn mạnh.
Từ 1/6 - 30/6/2024, Bộ Y tế đã lựa chọn triển khai Tháng cao điểm dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con năm 2024 với chủ đề "Loại trừ lây truyền HIV từ mẹ sang con vào năm 2030".
Để hướng tới mục tiêu này, hoạt động dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con cần tiếp tục triển khai rộng khắp, đúng quy trình, tăng cường khả năng tiếp cận cho phụ nữ mang thai nhiễm HIV, trên cơ sở giảm dần và tiến đến xóa bỏ kỳ thị và phân biệt đối xử với người nhiễm HIV và bệnh nhân AIDS, hướng tới loại trừ lây truyền HIV từ mẹ sang con vào năm 2030.
Vì sức khỏe và tương lai của con em mình, tất cả phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ và phụ nữ mang thai hãy chủ động đi khám, xét nghiệm HIV. Nếu phát hiện bệnh, được điều trị theo phác đồ sớm và tuân thủ điều trị, bệnh nhân có thể bảo đảm hiệu quả tối ưu trong việc giảm tỷ lệ lây nhiễm HIV từ mẹ sang con.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!
bangdatally.xyz - Bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí (Quảng Ninh) vừa thực hiện cắt toàn bộ dạ dày, nạo vét hạch cho người bệnh mắc ung thư dạ dày gặp biến chứng chảy máu nguy hiểm.
bangdatally.xyz - Cùng tìm hiểu về tác hại của rượu bia ngay qua chùm infographic dưới đây để bảo vệ sức khỏe cho bạn và người thân.
bangdatally.xyz - Trẻ nhỏ mắc sởi phải đối mặt với nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí tử vong.
bangdatally.xyz - Trong đợt này, đáng chú ý, hơn 30% số bệnh nhân được chỉ định phẫu thuật là người dưới 40 tuổi.
bangdatally.xyz - Chủ đề Ngày Sức khỏe Thế giới (7/4) năm 2025 là "Khởi đầu khỏe mạnh, tương lai tươi sáng", tập trung vào việc cải thiện sức khỏe và sự sống còn của bà mẹ và trẻ sơ sinh.
bangdatally.xyz - Dan Buettner, một chuyên gia về tuổi thọ, đã chia sẻ một hoạt động mà người sống đến 100 tuổi thường hay thực hiện.
bangdatally.xyz - Sự chuyển động của thai nhi là niềm vui nhưng cũng là mối lo lắng của các bà mẹ trong thai kỳ.
bangdatally.xyz - Trào ngược dạ dày là một bệnh lý phổ biến về hệ tiêu hóa, gây ảnh hưởng đến hàng triệu người trên thế giới.
bangdatally.xyz - Theo thống kê, cứ mỗi 7 giây trôi qua, thế giới lại có một ca tử vong do biến chứng thai sản có thể phòng tránh được.
bangdatally.xyz - TP Đà Nẵng ghi nhận số ca sởi gia tăng liên tục, đã có 3.700 ca nghi sởi kể từ đầu năm đến nay.
bangdatally.xyz - Lượng cholesterol xấu cao trong máu có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Chế độ ăn uống có vai trò rất quan trọng để điều chỉnh chỉ số cholesterol nhưng nên ăn gì?
bangdatally.xyz - Những căng thẳng trong cuộc sống, công việc, thay đổi thời tiết, sự lạm dụng các thiết bị điện tử… đều góp phần khiến cho một giấc ngủ ngon, đủ giấc trở nên khó khăn.
bangdatally.xyz - Bệnh viện Hoàn Mỹ Đồng Nai vừa thực hiện thành công ca phẫu thuật nội soi cắt bỏ thận phụ/niệu quản cho một bệnh nhân 24 tuổi.
bangdatally.xyz - Sở Y tế Hà Nội vừa ban hành kế hoạch bảo vệ sức khoẻ tâm thần trên địa bàn thành phố.
bangdatally.xyz - Bệnh viện thành phố Thủ Đức (TP Hồ Chí Minh) vừa thực hiện thành công ca phẫu thuật u nhầy xoang sàng xâm lấn hốc mắt cho bệnh nhân nam 68 tuổi.