Dấu hiệu nhận biết sớm trẻ có nguy cơ mắc bệnh tự kỷ

Linh Chi, icon
08:17 ngày 07/04/2025

bangdatally.xyz - Trẻ mắc rối loạn phổ tự kỷ có thể hành xử, giao tiếp, tương tác và học hỏi theo những cách khác biệt so với hầu hết mọi người.

Hình minh họa.

Theo chia sẻ của bác sĩ Nguyễn Quốc Cường, Khoa Phòng khám chất lượng cao - Tâm lý, Bệnh viện Nhi đồng 2, phụ huynh thường có xu hướng bỏ qua khi trẻ không phản ứng nếu được gọi tên, không chỉ tay để yêu cầu, ít giao tiếp bằng mắt, hoặc có những sở thích lặp đi lặp lại. Phụ huynh có thể nhầm lẫn trẻ chỉ "nhút nhát" hoặc "khó tính" thay vì có khả năng mắc bệnh tự kỷ, gây ảnh hưởng đến quá trình điều trị.

Theo đó, tự kỷ hay rối loạn phổ tự kỷ là một dạng rối loạn phát triển thần kinh - tâm lý ở trẻ em. Một số trẻ tự kỷ không nói hoặc nói muộn hơn nhiều so với bạn cùng trang lứa. Có trường hợp trẻ nói đúng tuổi nhưng không sử dụng ngôn ngữ để giao tiếp mà chỉ lặp lại lời người khác. Điều này dễ khiến phụ huynh bị bỏ sót hoặc hiểu lầm trẻ chỉ chậm nói đơn thuần.

Vì vậy, nếu trẻ có một hoặc nhiều dấu hiệu sau, phụ huynh nên đưa trẻ đến gặp chuyên gia tâm lý để được đánh giá chuyên môn sớm và hỗ trợ kịp thời:

- Trẻ 12 tháng tuổi không bập bẹ hoặc không giao tiếp bằng cử chỉ.

- Trẻ 16 tháng tuổi chưa nói được từ đơn.

- Trẻ 24 tháng tuổi chưa nói được cụm từ có ý nghĩa.

- Trẻ có kỹ năng nhưng sau đó bị thoái lui.

- Trẻ không có hứng thú với việc tương tác với người khác.

- Có những hành vi lặp đi lặp lại, hạn chế sở thích.

Hành trình đồng hành cùng một đứa trẻ tự kỷ không hề dễ dàng, BSCKII. Nguyễn Thanh Sang, Trưởng Khoa Phòng khám chất lượng cao - Tâm lý nhận định: Hiện không có một yếu tố đơn lẻ nào quyết định sự tiến bộ của một trẻ tự kỷ. Bởi cần sự kết hợp của nhiều yếu tố, bao gồm: Can thiệp y khoa, hỗ trợ tâm lý, giáo dục đặc biệt và sự đồng hành của gia đình. Tuy nhiên, yếu tố quan trọng nhất chính là sự đồng hành của gia đình.

Phụ huynh là những người gắn bó với trẻ lâu dài nhất. Khi trẻ mắc bệnh tự kỷ không chỉ cần sự hỗ trợ từ bác sĩ hay chuyên gia trong vài buổi trị liệu, mà còn cần một môi trường yêu thương, kiên nhẫn và nhất quán từ gia gia đình.

Mỗi đứa trẻ đều có khả năng, có thế mạnh của riêng mình. Chỉ cần chúng ta cùng kiên nhẫn và yêu thương đúng cách, trẻ sẽ có cơ hội phát triển và hòa nhập tốt hơn.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

Cùng chuyên mục