Cảnh báo từ WHO: Thiếu sắt ở trẻ dưới 2 tuổi gây ảnh hưởng không hồi phục đến não bộ

PV, icon
12:00 ngày 29/04/2025

bangdatally.xyz - Thiếu sắt không chỉ gây thiếu máu, mà ảnh hưởng đến não bộ và việc học tập của trẻ về sau. Vì thế, tổ chức Y tế Thế giới WHO đã đưa ra cảnh báo quan trọng về hậu quả này.

Thiếu sắt – vấn đề toàn cầu bị xem nhẹ

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), khoảng 40% trẻ em từ 6–59 tháng tuổi trên toàn cầu bị thiếu máu. Tại Việt Nam, tỷ lệ thiếu máu ở trẻ dưới 5 tuổi được WHO ghi nhận năm 2019 là 22,9%. Dù thấp hơn mức trung bình toàn cầu, con số này vẫn ở ngưỡng đáng báo động và cần được quan tâm đúng mức.

Thiếu sắt không chỉ là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây thiếu máu ở trẻ nhỏ, mà còn liên quan đến sự phát triển của não bộ. WHO cảnh báo: "Thiếu sắt ở trẻ em dưới hai tuổi có thể gây ra những ảnh hưởng đáng kể và không thể hồi phục đối với sự phát triển của não. Điều này có thể dẫn đến những hậu quả tiêu cực đối với việc học tập và thành tích học tập sau này."

Điều này đồng nghĩa với việc: ngay cả khi thiếu sắt đã được điều trị, những tổn thương sớm ở não bộ vẫn có thể để lại ảnh hưởng lâu dài.

Cảnh báo từ WHO: Thiếu sắt ở trẻ dưới 2 tuổi gây ảnh hưởng không hồi phục đến não bộ - Ảnh 1.

Cảnh báo từ WHO: Thiếu sắt ở trẻ dưới 2 tuổi gây ảnh hưởng không hồi phục đến não bộ

Vì sao thiếu sắt lại ảnh hưởng đến thành tích học tập?

Sắt không chỉ giúp tạo máu, mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc nuôi dưỡng và phát triển não bộ. Cơ thể cần sắt để đưa oxy lên não và tạo ra các chất dẫn truyền thần kinh – những chất giúp trẻ ghi nhớ, suy nghĩ và tập trung.

Khi thiếu sắt, não không nhận đủ oxy và dinh dưỡng. Kết quả là trẻ thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, chậm phản ứng, khó tập trung và tiếp thu kém hơn so với bạn bè. Tình trạng này kéo dài sẽ ảnh hưởng rõ rệt đến thành tích học tập của trẻ.

Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng trẻ thiếu sắt có chỉ số IQ thấp hơn so với trẻ đủ sắt. Điều này cho thấy thiếu sắt trong giai đoạn đầu đời có thể ảnh hưởng thật sự đến trí thông minh của trẻ.

Cảnh báo từ WHO: Thiếu sắt ở trẻ dưới 2 tuổi gây ảnh hưởng không hồi phục đến não bộ - Ảnh 2.

Trẻ thiếu sắt có chỉ số IQ thấp hơn so với trẻ đủ sắt

Đáng lo ngại hơn, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã nhấn mạnh: thiếu sắt ở trẻ dưới 2 tuổi có thể gây tổn thương não không thể phục hồi, dù sau này trẻ có được điều trị đầy đủ. Vì sao?

Bởi vì hai năm đầu đời là thời điểm "vàng" để não phát triển. Trong giai đoạn này, các vùng não quan trọng được hình thành và kết nối mạnh mẽ. Nếu lúc này thiếu sắt, quá trình phát triển não có thể bị "tạm dừng" hoặc chậm lại. Và khi "cơ hội vàng" này trôi qua, việc phục hồi lại những gì đã thiếu là rất khó, gần như không thể quay lại như ban đầu.

Những nhóm trẻ dễ bị thiếu sắt nhất

Thiếu sắt có thể xảy ra ở bất kỳ trẻ nào, nhưng đặc biệt phổ biến trong các nhóm sau:

● Trẻ sinh non, nhẹ cân: do không tích lũy đủ sắt từ mẹ trong những tuần cuối thai kỳ, nên lượng sắt dự trữ khi sinh ra rất thấp.

● Trẻ bú mẹ sau 4 tháng tuổi: khi lượng sắt dự trữ cạn kiệt dần, sắt trong sữa mẹ rất thấp, không đáp ứng đủ nhu cầu trẻ.

● Trẻ biếng ăn, chế độ ăn không đủ sắt: đặc biệt ở trẻ mới ăn dặm, lười ăn thịt, cá hoặc có chế độ ăn chay.

Dự phòng thiếu sắt – hành động nhỏ, lợi ích lớn

Thiếu sắt là một tình trạng phổ biến nhưng lại dễ bị bỏ qua vì triệu chứng ban đầu không rõ ràng. Tuy nhiên, tác động của nó lên não bộ có thể để lại hậu quả lâu dài và khó phục hồi. Do đó, việc dự phòng thiếu sắt cho trẻ là cần thiết.

Viện Hàn lâm Nhi khoa Hoa Kỳ (AAP) đã đưa ra khuyến cáo rõ ràng: trẻ sinh đủ tháng, bú mẹ hoàn toàn hoặc bú mẹ chủ yếu, bổ sung sắt dự phòng từ 4 tháng tuổi; trẻ sinh non bổ sung sắt dự phòng từ 1-12 tháng tuổi.

Thiếu sắt không còn là vấn đề dinh dưỡng đơn thuần, mà là nguy cơ đe dọa sự phát triển trí tuệ toàn diện của trẻ nhỏ. Việc chủ động phòng ngừa thiếu sắt từ sớm là cách đơn giản nhưng thiết thực để bảo vệ tương lai của con trẻ.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

Cùng chuyên mục