
Vào 20h thứ Hai, ngày 25/11, BS Trương Hữu Khanh (Trưởng khoa Nhiễm - Thần kinh, Bệnh viện Nhi đồng I, TP.HCM, Cố vấn y khoa Trung tâm tiêm chủng VNVC), BS CKII Trần Văn Dễ (Giám đốc Bệnh viện Nhi đồng TP.Cần Thơ) và Ths. BS Bùi Ngọc An Pha (Giám đốc Y khoa hệ thống Trung tâm tiêm chủng dành cho Trẻ em và Người lớn VNVC) sẽ tư vấn trực tuyến trên Báo điện tử bangdatally.xyz về chủ đề "Viêm phổi, viêm tai giữa, viêm màng não và vắc-xin phòng các bệnh do phế cầu khuẩn".
Chương trình do Báo điện tử VTV News phối hợp cùng Trung tâm tiêm chủng dành cho trẻ em và người lớn VNVC tổ chức tại Trung tâm tiêm chủng hiện đại, quy mô nhất miền Tây Nam Bộ - VNVC Cần Thơ (dự kiến khai trương vào ngày 26/11/2019) và phát trực tiếp trên Báo điện tử VTV News, cùng lúc livestream trên các trang Fanpage: Thời sự VTV, Trung tâm tin tức VTV24, Báo điện tử VTV và VNVC - Trung tâm Tiêm chủng Trẻ em và Người lớn.
Bạn đọc có thể gửi câu hỏi vào hộp thư [email protected] hoặc inbox cho fanpage VNVC - Trung tâm Tiêm chủng Trẻ em và Người lớn để được các chuyên gia tư vấn trực tiếp trong chương trình.
Các bệnh do phế cầu khuẩn nguy hiểm thế nào?
Theo các chuyên gia, phế cầu khuẩn thường trú sẵn trong hầu họng của cả người lớn và trẻ em. Khi sức khỏe suy yếu, khả năng thích nghi của cơ thể kém vào mùa lạnh, chúng sẽ tấn công vào đường hô hấp và gây ra các bệnh viêm phổi, viêm màng não, viêm tai giữa... Sự phát bệnh phụ thuộc vào sức đề kháng của cơ thể. Vì thế, trẻ em với hệ miễn dịch còn non nớt và người già bị suy giảm sức đề kháng, người mắc bệnh mạn tính như hen suyễn, phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD)... là đối tượng dễ mắc bệnh và bệnh thường tiến triển nhanh, để lại di chứng nặng nề như mù, điếc, liệt, chậm phát triển tâm thần kinh… Tỷ lệ tử vong do các bệnh này rất cao, từ 10 - 20%, đặc biệt ở trẻ nhỏ hoặc người già, tỷ lệ này lên đến trên 50%.
Thống kê gần đây cho thấy, viêm phổi đã gây nên cái chết cho 2 triệu trẻ em mỗi năm trên toàn thế giới, nhiều hơn con số tử vong do bệnh AIDS, sốt rét và sởi cộng lại. Tại Việt Nam, hàng năm có khoảng 2,9 triệu lượt trẻ mắc viêm phổi và khoảng 4.000 trẻ tử vong vì căn bệnh này.
Bên cạnh viêm phổi, viêm tai giữa do phế cầu khuẩn Streptococcus pneumoniae (40-50%), vi khuẩn Haemophilus influenzae và NTHi (30-40%)... cũng là bệnh thường gặp ở trẻ dưới 5 tuổi. Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), hàng năm có hơn 350 triệu ca mắc viêm tai giữa cấp ở trẻ em dưới 5 tuổi, hầu hết các ca bệnh xảy ra ở trẻ dưới 2 tuổi. Hơn 1/3 trong số đó, đặc biệt là trẻ nhỏ dưới 1 tuổi sẽ bị nhiễm trùng lặp đi lặp lại nhiều lần trong năm, thậm chí phải can thiệp phẫu thuật. Nếu không được điều trị kịp thời, trẻ bị viêm tai giữa cấp có thể gặp biến chứng thủng màng nhĩ, giảm thính lực, viêm xương chũm, liệt mặt, áp-xe não, viêm màng não…
"Không chỉ gây ra nhiều bệnh nguy hiểm, vi khuẩn phế cầu hiện nay đã đề kháng nhiều loại kháng sinh. Khi điều trị bệnh phải dùng kháng sinh mạnh, liều cao hoặc phối hợp nhiều loại kháng sinh dẫn đến chi phí cao, thời gian điều trị kéo dài mà chưa chắc đã đáp ứng", Bác sĩ Trương Hữu Khanh, Trưởng khoa Nhiễm - Thần kinh, Bệnh viện Nhi đồng I, TP.HCM cho biết.
Bác sĩ Khanh cũng khuyến cáo, các bệnh viêm phổi, viêm màng não, viêm tai giữa… do phế cầu khuẩn rất nguy hiểm nhưng may mắn là hiện nay đã có vắc xin phòng bệnh rất hiệu quả.
Ai nên tiêm ngừa vắc-xin phòng bệnh do phế cầu khuẩn?
Theo bác sĩ Trương Hữu Khanh, trẻ em từ 6 tuần tuổi đến người cao tuổi nên được chích ngừa vắc-xin phế cầu. Bên cạnh đó, cần xây dựng miễn dịch cộng đồng, cụ thể, bố, mẹ của trẻ, thậm chí người trông trẻ cũng nên chích ngừa để phòng lây nhiễm cho trẻ. Thời điểm giao mùa, bắt đầu mùa lạnh là lúc phế cầu khuẩn hoạt động mạnh, tỷ lệ gây bệnh cao, do đó cần tăng cường tiêm ngừa vắc xin phòng bệnh do phế cầu cho những đối tượng chưa được tiêm trước đó.
Trẻ cần được tiêm vắc xin phế cầu sớm từ 6 tuần tuổi để phòng ngừa các bệnh viêm phổi, viêm tai giữa, viêm màng não, nhiễm khuẩn huyết...
ThS.BS Bùi Ngọc An Pha - Giám đốc Y khoa, Hệ thống Tiêm chủng dành cho trẻ em và người lớn VNVC, cho biết, hiện Việt Nam đang sử dụng 2 loại vắc-xin phế cầu cho trẻ em và người lớn là: vắc-xin Synflorix, có thể tiêm cho trẻ từ sớm (6 tuần tuổi đến 5 tuổi), đặc biệt thành phần công thức của vắc-xin này đạt hiệu quả cao trong phòng bệnh viêm tai giữa ở trẻ em; và vắc-xin Prevenar 13, có thể tiêm cho trẻ từ 6 tuần tuổi trở lên. Trẻ trên 5 tuổi, người cao tuổi và người mắc các bệnh lý mạn tính trước đây không có vắc-xin phòng bệnh do phế cầu khuẩn nay đã có thể tiêm vắc-xin này tại tất cả các trung tâm tiêm chủng VNVC trên toàn quốc.
Người lớn cũng cần tiêm vắc xin phế cầu để bảo vệ bản thân và tránh lây bệnh cho các thành viên trong gia đình, đặc biệt là trẻ nhỏ.
"Nếu được tiêm vắc-xin phòng các bệnh do phế cầu, người cao tuổi và người mắc bệnh mạn tính sẽ giảm nguy cơ nhập viện điều trị do cơn COPD kịch phát và giảm chi phí điều trị các biến chứng của bệnh", ThS.BS Bùi Ngọc An Pha nói thêm.
Nhiều người cao tuổi đã đến trung tâm tiêm chủng VNVC để tiêm vắc xin phòng bệnh do phế cầu khuẩn
Theo ThS.BS Bùi Ngọc An Pha, vắc-xin phế cầu Synflorix và Prevenar 13 đang được sử dụng rộng rãi tại hơn 100 quốc gia trên thế giới và được chứng minh hiệu quả trong phòng ngừa các chủng phế cầu phổ biến gây bệnh viêm phổi, viêm màng não, viêm tai giữa, nhiễm khuẩn huyết cho trẻ em và người lớn.
Hiện vắc-xin phòng các bệnh viêm phổi, viêm màng não, viêm tai giữa và nhiễm khuẩn huyết do phế cầu khuẩn cho trẻ em và người lớn đã có mặt tại tất cả các trung tâm tiêm chủng VNVC trên toàn quốc.
Để được tư vấn và đặt lịch tiêm, vui lòng liên hệ hotline 028.7300.6595, inbox cho fanpage VNVC – Trung tâm Tiêm chủng Trẻ em và Người lớn, đặt lịch qua website VNVC hoặc đến trực tiếp các trung tâm tiêm chủng VNVC.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!
bangdatally.xyz - Bệnh viện Hoàn Mỹ Đồng Nai vừa thực hiện thành công ca phẫu thuật nội soi cắt bỏ thận phụ/niệu quản cho một bệnh nhân 24 tuổi.
bangdatally.xyz - Bộ Y tế đã chủ động huy động các nguồn lực để đảm bảo cung ứng đủ, kịp thời vaccine phòng bệnh sởi cho các tỉnh, thành phố trên phạm vi cả nước.
bangdatally.xyz - Chỉ 4 tháng đầu năm 2025, toàn quốc ghi nhận hơn 40.000 ca nghi mắc sởi. Là đối tượng có hệ miễn dịch suy giảm, mẹ bầu cần đặc biệt cảnh giác với căn bệnh nguy hiểm này.
bangdatally.xyz - Trong nhiều năm trở lại đây, bệnh dại trên cả nước nói chung và tỉnh Đắk Lắk nói riêng có những diễn biến phức tạp khi số người bị chó cắn và tử vong do bệnh dại tăng.
bangdatally.xyz - Bệnh nhân nữ 51 tuổi, vào viện trong tình trạng vết thương lột toàn bộ da đầu từ mi mắt da sau gáy do tóc vướng vào dây curoa máy cuốn giấy.
bangdatally.xyz - Bệnh viện Đa khoa tỉnh Ninh Thuận vừa tiếp nhận và điều trị thành công 02 trường hợp mắc Lupus ban đỏ hệ thống - là một bệnh tự miễn mạn tính.
bangdatally.xyz - Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên vừa cấp cứu thành công bé trai 6 tuổi bị mắc cùng một lúc nhiều dị vật đường thở.
bangdatally.xyz - Các bác sĩ Bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí (Quảng Ninh) vừa tiếp nhận nam bệnh nhân 57 tuổi (Hải Dương) đến khám vì đau bụng.
bangdatally.xyz - Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội vừa có cập nhật về tình hình dịch bệnh trên địa bàn thành phố từ ngày 28/3 đến 4/4.
bangdatally.xyz - Cho con sang nhà hàng xóm chơi, cháu bé 17 tháng tuổi tò mò với tay vào ấm siêu tốc trên bàn làm tất cả nước đang sôi trong ấm đổ từ trên đầu xuống chân bé.
bangdatally.xyz - Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương vừa tiếp nhận một trường hợp bệnh nhân nam (22 tuổi, Bắc Ninh) nguy kịch do nhiễm não mô cầu.
bangdatally.xyz - Người phụ nữ 50 tuổi, đi khám vì xuất hiện tình trạng mắt phải giảm thị lực đột ngột, không đau nhức, không có tiền sử chấn thương.
bangdatally.xyz - Bệnh viện Đa khoa tỉnh Khánh Hòa vừa cấp cứu thành công một bệnh nhân bị ngừng tuần hoàn hô hấp do nhồi máu cơ tim.
bangdatally.xyz - Chỉ trong ngày 2/4, Khoa Ngoại Nhi - Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên đã tiếp nhận 2 trường hợp trẻ bị vật nuôi tấn công với nhiều thương tích nghiêm trọng.
bangdatally.xyz - Chỉ trong 3 ngày kể từ lúc có dấu hiệu tê mặt trái, bệnh nhân nam 27 tuổi, bất ngờ bị méo miệng và mắt nhắm không kín.