Bỏng nước sôi ở trẻ em - bất cẩn từ người lớn dẫn đến hậu quả khó lường

P.V, icon
11:48 ngày 04/04/2025

bangdatally.xyz - Cho con sang nhà hàng xóm chơi, cháu bé 17 tháng tuổi tò mò với tay vào ấm siêu tốc trên bàn làm tất cả nước đang sôi trong ấm đổ từ trên đầu xuống chân bé.

Bé bị bỏng vùng đầu mặt cổ, thân mình tứ chi, đau đớn kêu khóc. Mẹ bé trong lúc hốt hoảng đã xả nước lạnh vào người con rồi vội vàng đưa bé đi bệnh viện.

Tại Khoa Ngoại chấn thương - Chỉnh hình - Thẩm mỹ - Bỏng, Bệnh viện Nhi Thanh Hóa,  bé được xử trí cấp cứu tích cực. Hiện đã qua giai đoạn sốc, tuy nhiên vẫn đang phải tiếp tục điều trị phẫu thuật che phủ tổn thương bỏng sâu.

Đây chỉ là một trong nhiều tình huống tai nạn sinh hoạt rất đáng tiếc thường gặp ở trẻ em do bỏng gây ra. Lứa tuổi bị bỏng nhiều nhất là 2 đến 5 tuổi. Ở tuổi này trẻ rất hiếu động, tò mò, muốn khám phá và chưa ý thức được nguy hiểm.

Theo các bác sĩ, có nhiều tác nhân gây bỏng, thường gặp ở trẻ em là bỏng do nước sôi. Tổn thương bỏng đa dạng. Bỏng ở vị trí cánh cẳng tay đặc biệt là bàn tay ảnh hưởng rất nhiều đến sinh hoạt và lao động. Ngoài ra, các vị trí bỏng ở vùng đầu mặt hoặc bộ phận sinh dục cũng rất nguy hiểm, có thể ảnh hưởng đến thẩm mỹ.

Tất cả những trường hợp này đều cần được xử trí đúng ngay từ nhưng giây phút đầu tiên. Nếu xử trí không đúng cách có thể khiến tổn thương nhiễm trùng, thời gian liền vết thương kéo dài nguy cơ để lại các di chứng như sẹo xấu, co rút, sẹo lồi gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chức năng vận động chi thể, thẩm mỹ và có thể để lại những thương tật vĩnh viễn cho các bé. Sau sơ cứu ban đầu, trẻ cần được đưa đến các đơn vị chuyên khoa về bỏng để điều trị kịp thời, hạn chế tối đa các biến chứng.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

Cùng chuyên mục