Bảo vệ sức khỏe cho trẻ trước thời tiết nắng nóng

Linh Chi, icon
07:00 ngày 11/04/2025

bangdatally.xyz - Thời tiết nắng nóng, nhiệt độ tăng cao là thời điểm thuận lợi gây nên một số mặt bệnh về lây nhiễm qua đường tiêu hóa, say nắng, say nóng, các bệnh về da.

Hình minh họa.

Để đảm bảo sức khỏe cho trẻ em trong thời tiết nắng nóng, BSCKII. Trương Thị Ngọc Phú - Phó Trưởng phòng Kế hoạch tổng hợp, Bệnh viện Nhi đồng 2 (TP Hồ Chí Minh) khuyến cáo phụ huynh:

Tạo thói quen vệ sinh cá nhân tốt cho trẻ: Tạo cho con trẻ thói quen rửa tay sạch sẽ, đúng cách trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh và chơi đùa. Đồng thời hạn chế đưa tay lên mắt, mũi, miệng… để giúp loại bỏ hiệu quả những tác nhân gây bệnh từ chính đôi bàn tay của trẻ.

Ăn uống hợp vệ sinh: Chú ý vấn đề chế biến và bảo quản thức ăn, thức uống, thời gian cho phép khi lưu trữ thực phẩm ở nhiệt độ bên ngoài. Nếu ăn đồ ăn ngoài hàng, quán… cần lựa chọn địa điểm đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm để tránh ngộ độc thực phẩm cho trẻ.

Tạo môi trường sống trong lành, an toàn: Luôn giữ môi trường sống thông thoáng, trong lành như phát quang môi trường, loại bỏ những nơi nước đọng, giữ vệ sinh môi trường sống sạch sẽ… giúp hạn chế sự lây nhiễm của các bệnh truyền nhiễm.

Tăng cường lượng dịch uống: Luôn tăng cường lượng nước cần thiết cho cơ thể, đặc biệt là những loại nước uống giàu khoáng chất và nhiều vitamin như các loại nước ép trái cây, nước cam tươi, nước dừa tươi, nước đun sôi để nguội… giúp cơ thể trẻ không bị mất nước do nhiệt độ cao và tăng cường sức đề kháng.

Hạn chế cho trẻ chơi quá lâu dưới thời tiết nắng nóng: Dễ gây mất nước, suy kiệt và dễ nhiễm bệnh. Nếu phải hoạt động ngoài trời nên hướng dẫn che chắn cho trẻ cẩn thận (đội mũ, áo dài tay, nơi hoạt động có mái che…), tránh những thời điểm nhiệt độ môi trường tăng cao và tia cực tím hoạt động mạnh trong ngày (khung giờ từ 10 - 14h), thời gian hoạt động ngoài trời không quá 60 phút/ngày đối với trẻ em trong thời tiết nắng nóng.

Tiên ngừa đầy đủ: Một số bệnh lây nhiễm có vaccine phòng bệnh, nên chích ngừa để trẻ giảm khả năng mắc bệnh và bảo vệ trẻ qua mùa nắng nóng.

Bên cạnh đó, bác sĩ Phú cũng lưu ý phụ huynh cần đưa trẻ đến cơ sở y tế thăm khám ngay khi có các dấu hiệu sau:

- Trẻ không tỉnh táo, lừ đừ.

- Không uống được, bỏ bú.

- Mất nước diễn tiến nặng: không có nước tiểu trong vòng 6 - 8 giờ, khóc không có nước mắt, da/môi khô, mắt trũng.

- Tiêu chảy > 2 ngày không giảm; tiêu chảy có sốt, đau bụng, nôn ói, phân có máu.

- Bất kể dấu hiệu nào khiến phụ huynh lo lắng.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

Cùng chuyên mục