
Singapore là quốc gia có không gian sạch sẽ, tuy nhiên số ca mắc virus Zika đã tăng lên chóng mặt trong thời gian qua. Trước tình trạng dịch do virus Zika diễn biến phức tạp trên thế giới và bùng phát tại Singapore, Bộ Y tế đã và đang đẩy mạnh việc triển khai các biện pháp phòng chống dịch do virus Zika tại Việt Nam.
Trước đây Bộ Y tế đã chỉ đạo các địa phương tổ chức triển khai đồng bộ tất cả các giải pháp cần thiết để khống chế được Zika và sốt xuất huyết. Ngay sau khi virus Zika bùng phát tại Singapore, Bộ Y tế đã yêu cầu các địa phương tăng cường giám sát, khi phát hiện ra trường hợp nhiễm Zika ngay lập tức tổ chức phun thuốc diệt muỗi trên diện rộng.
"Đối với virus Zika, tỉ lệ người bị nhiễm không có biểu hiện triệu chứng, rất khó phát hiện lên tới 80%, cho nên việc sàng lọc và khám cũng như việc phát hiện thân nhiệt tại các khu vực cửa khẩu không phải là biện pháp hữu hiệu. Tuy nhiên, Bộ Y tế vẫn tích cực tiến hành quản lí sức khỏe và theo dõi tại cộng đồng, khuyến cáo với những người khi đến vùng đang ghi nhận dịch Zika mà có biểu hiện triệu chứng nào, cần đến ngay các cơ sở y tế" - Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết.
Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long.
Ngoài ra, nếu phát hiện ra trường hợp nhiễm virus Zika, các cơ sở y tế sẽ tiến hành khoanh vùng và triển khai những biện pháp về mặt chuyên môn để khống chế kiểm soát dịch ở khu vực đó. Người dân phải tăng cường diệt loăng quăng, bọ gậy, muỗi và những biện pháp phòng chống muỗi đốt, thực hiện một cách thường xuyên và liên tục.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cảnh báo một số quốc gia trong khu vực như Malaysia, Indonesia, Thái Lan, Philippines và Việt Nam là những nước có khả năng lây nhiễm virus Zika.
Ông Trần Đắc Phu, Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng, Bộ Y tế cũng cho biết, tại các nước khu vực châu Á, trong đó có các nước Đông Nam Á như Thái Lan, Philippines, Việt Nam... đã từng ghi nhận bằng chứng lưu hành virus Zika chủng châu Á từ những năm 2007, 2008, 2013 và gần đây là năm 2015-2016. Vừa qua, dịch bùng phát mạnh ở các nước châu Mỹ và đặc biệt tại Brazil. Việt Nam cũng đã phản ứng nhanh và kịp thời.
Ngay sau khi phát hiện 3 trường hợp nhiễm Zika, ngành y tế đã liên tục giám sát để đánh giá mức độ lưu hành virus Zika và các chủng tại Việt Nam. Đến nay các Viện Vệ sinh dịch tễ, Pasteur đã xét nghiệm hơn 2.500 mẫu bệnh phẩm.
Gần đây, Bộ Y tế cũng đã tổ chức họp trực tuyến với 4 Viện, bàn kế hoạch sử dụng test chẩn đoán Trioplex do USCDC hỗ trợ để giám sát sàng lọc đồng thời 3 bệnh Zika, sốt xuất huyết, Chikungunia để phát hiện nhanh các trường hợp mắc bệnh nghi ngờ do virus Zika.
Ông Trần Đắc Phu, Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng, Bộ Y tế cũng cho biết: Theo Tổ chức Y tế thế giới đã thông báo, virus Zika là một trong những nguyên nhân gây chứng đầu nhỏ ở trẻ sơ sinh từ những bà mẹ bị nhiễm virus Zika trong thời kỳ mang thai. Tuy nhiên, theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới, tỷ lệ mắc chứng đầu nhỏ ở phụ nữ mang thai nhiễm virus Zika là dưới 1%. Như vậy, không phải trường hợp nào bị nhiễm virus Zika trong thời kỳ mang thai cũng sinh ra những em bé bị mắc chứng đầu nhỏ.
Phun thuốc diệt muỗi tại Singapore. (Nguồn: Getty Images)
Bộ Y tế cũng khuyến cáo các phụ nữ mang thai trong 3 tháng đầu sống trong vùng có người nhiễm virus Zika, nếu có biểu hiện sốt, phát ban hoặc đau mỏi cơ, đau mắt đỏ, nên đến các cơ sở y tế chuyên về sản khoa để được hướng dẫn khám sàng lọc và theo dõi sức khỏe kịp thời.
Trong một diễn biến liên quan, chủng virus Zika ở Singapore có khả năng tiến hóa từ một chủng virus Zika từng hoành hành ở khu vực Đông Nam Á từ những năm 60 của thế kỷ 20.
Kết quả trên đã được Bộ Y tế và Cơ quan nghiên cứu, khoa học và công nghệ Singapore công bố ngày 8/9 sau khi các nhà nghiên cứu phân tích virus Zika ở hai bệnh nhân bị nhiễm tại Singapore.
Tuy nhiên, hiện chưa có bằng chứng nào cho thấy chủng virus Zika bùng phát ở Singapore có nguy hiểm hơn so với chủng virus Zika lan truyền ở Mỹ Latin hay không. Tính đến ngày 7/9, Singapore đã phát hiện 283 trường hợp nhiễm virus Zika.
Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam tại TV Online!
bangdatally.xyz - Trong hành trình chăm con ăn dặm, mỗi quyết định của các cha mẹ đều dựa trên tình yêu thương và sự an toàn của các con lên hàng đầu.
bangdatally.xyz - Một số trào lưu ăn kiêng đình đám, được chia sẻ nhiều trên mạng xã hội, không những không đem lại hiệu quả giảm cân như ý mà còn gây hại cho sức khỏe.
bangdatally.xyz - Bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí (Quảng Ninh) vừa thực hiện cắt toàn bộ dạ dày, nạo vét hạch cho người bệnh mắc ung thư dạ dày gặp biến chứng chảy máu nguy hiểm.
bangdatally.xyz - Trẻ mắc rối loạn phổ tự kỷ có thể hành xử, giao tiếp, tương tác và học hỏi theo những cách khác biệt so với hầu hết mọi người.
bangdatally.xyz - Thời gian gần đây, Trung tâm Y tế huyện Thanh Sơn (Phú Thọ) tiếp nhận nhiều trường hợp trẻ nhỏ mắc bệnh sởi đến khám và điều trị.
bangdatally.xyz - Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn vừa phẫu thuật thành công khối u xơ thần kinh nặng 3,5kg ở thắt lưng cho bệnh nhân 31 tuổi.
bangdatally.xyz - Sau 25 năm, từ chỗ đa phần là người bán máu, từ số đơn vị máu tiếp nhận rất khiêm tốn, lượng máu tiếp nhận và tỷ lệ HMTN đã tăng dần.
bangdatally.xyz - Người bệnh tham gia chương trình sẽ được Tổ chức Operation Smile Việt Nam tài trợ 100% chi phí điều trị.
bangdatally.xyz - Cùng tìm hiểu về tác hại của rượu bia ngay qua chùm infographic dưới đây để bảo vệ sức khỏe cho bạn và người thân.
bangdatally.xyz - Trẻ nhỏ mắc sởi phải đối mặt với nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí tử vong.
bangdatally.xyz - Trong đợt này, đáng chú ý, hơn 30% số bệnh nhân được chỉ định phẫu thuật là người dưới 40 tuổi.
bangdatally.xyz - Chủ đề Ngày Sức khỏe Thế giới (7/4) năm 2025 là "Khởi đầu khỏe mạnh, tương lai tươi sáng", tập trung vào việc cải thiện sức khỏe và sự sống còn của bà mẹ và trẻ sơ sinh.
bangdatally.xyz - Dan Buettner, một chuyên gia về tuổi thọ, đã chia sẻ một hoạt động mà người sống đến 100 tuổi thường hay thực hiện.
bangdatally.xyz - Sự chuyển động của thai nhi là niềm vui nhưng cũng là mối lo lắng của các bà mẹ trong thai kỳ.
bangdatally.xyz - Trào ngược dạ dày là một bệnh lý phổ biến về hệ tiêu hóa, gây ảnh hưởng đến hàng triệu người trên thế giới.