
Việc tự ý dùng thuốc đôi khi không gây nguy hại tức thì nhưng hậu quả dẫn đến các tác hại không lường hết.
Sai lầm thứ nhất
Khi bị bệnh, thay vì đi khám để bác sĩ chẩn đoán và chỉ định thuốc, một số người đã tự ý chẩn đoán bệnh và mua thuốc tự dùng. Đây được gọi là "tự ý dùng thuốc".
Trong một số ít trường hợp, việc tự ý dùng thuốc có thể không dẫn đến sự nguy hại nào. Bởi vì người tự ý dùng thuốc chỉ bị rối loạn nhẹ, không có những tổn thương thực thể đáng kể. Tự ý dùng thuốc loại "thông thường, bán không cần toa", đặc biệt dùng đúng có thể giúp ta cải thiện, hết các rối loạn nhẹ đó.
Tuy nhiên, việc tự ý dùng thuốc có thể trở thành "sự lạm dụng thuốc một cách tự ý" dẫn đến các tác hại không lường hết. Đã có trường hợp bị cảm sốt sơ sơ nhưng một số người lại dùng kháng sinh cloramphenicol (tên biệt dược nổi tiếng trước đây tifomycine) thường xuyên sau một thời gian bị "thiếu máu bất sản" dẫn đến tử vong. Hoặc nghe lời mách bảo, một số người tìm cách mua kháng sinh thông dụng hiện nay như ampicillin, amoxicillin, cephalexin… khi bị sốt. Dùng một cách tùy tiện theo kiểu "uống một vài viên rồi thôi" thì thật là nguy hiểm. Uống như thế chắc chắn không trị được bệnh và tránh sao kháng sinh không bị "lờn" (tức bị đề kháng kháng sinh) gây nỗi lo lắng cho ngành y tế.
Ảnh minh họa.
Sai lầm thứ hai
Là sử dụng toa thuốc cũ đã được bác sĩ ghi trước đây để mua thuốc dùng khi bị bệnh. Cần nên biết, một toa thuốc bác sĩ ghi sau khi khám chẩn đoán bệnh chỉ dành riêng cho một cá nhân vào một thời điểm và trong điều kiện nhất định nào đó thôi. Dùng lại toa thuốc cũ bởi vì một số người nghĩ rằng mình bị bệnh cũ tái phát. Nhưng nên lưu ý, bệnh cũ có thể bị tái phát nhưng lần này tiến triển nặng hơn. Hoặc triệu chứng bệnh có vẻ giống như bệnh cũ nhưng lần này lại là bệnh khác. Cả 2 trường hợp dùng toa thuốc cũ là không đúng, thậm chí là nguy hiểm.
Sai lầm thứ ba
Là dùng đúng toa thuốc bác sĩ chỉ định nhưng lại dùng không đúng liều hoặc dùng thuốc không đủ liều do tâm lý sợ thuốc gây hại cho mình. Như thay vì dùng 3-4 lần trong ngày, lại chỉ dùng 1-2 lần/ngày. Hoặc dùng thuốc quá liều do tâm lý nôn nóng muốn mình mau hết bệnh đã dồn thuốc uống ít lần hơn trong ngày. Như dồn thuốc uống 2-3 lần trong ngày thành uống một lần duy nhất trong ngày. Uống như thế liều tăng lên gấp bội sẽ gây hại. Hoặc kéo dài thời gian dùng thuốc so với bác sĩ chỉ định cũng sẽ gây hại. Như dùng thuốc cường giao cảm co mạch nhỏ mũi (naphazoline) trị sổ, nghẹt mũi và dùng kéo dài (thường chỉ nhỏ mũi trong 5 ngày) sẽ bị "viêm mũi do thuốc".
Sai lầm thứ tư
Là sai lầm khi cho trẻ là con em mình dùng thuốc của mình. Đó là dùng dạng thuốc không thích hợp cho trẻ. Dạng thuốc thích hợp cho trẻ là dạng thuốc lỏng (xirô, thuốc uống giọt, hỗn dịch, nhũ dịch). Có trường hợp bố mẹ vô tình hay cố ý dùng thuốc dành cho người lớn rồi nghiền viên thuốc ra thành bột mịn và phân liều cho trẻ uống. Như nghiền viên paracetamol 500 mg và lấy 1/4 hay 1/5 lượng viên này hòa với nước cho trẻ uống. Làm như thế có thể lấy liều không đúng hoặc phá hỏng dạng thuốc gây hại cho trẻ (như phá hỏng dạng thuốc bao tan ở ruột gây hại dạ dày của trẻ). Có một số thuốc viên được thông báo "chống chỉ định đối với trẻ dưới 12 tuổi" (tức không được dùng cho trẻ dưới 12 tuổi) nhưng bố mẹ thấy con mình phát triển tốt, thân xác cao to như người lớn bèn cho trẻ dùng thuốc đó mà không nghĩ phải có lý do xác đáng nhà sản xuất thuốc mới hạn chế đối tượng sử dụng thuốc như thế.
Sai lầm thứ năm
Là cất giữ thuốc không tốt. Cần lưu ý phải lưu giữ thuốc đang dùng chữa bệnh ở nơi khô ráo, mát, không bị ánh nắng chiếu vào. Nên lưu trữ thuốc đang dùng chữa bệnh trong tủ gọi là tủ thuốc là tốt nhất. Không nên để thuốc trong buồng tắm như một số người hay làm. Bởi vì sự ẩm ướt trong buồng tắm làm cho thuốc rất mau hỏng. Chúng ta cũng cần cất giữ thuốc như thế nào để trẻ không thể tự tiện lấy dùng. Báo chí đã đưa tin về một số trường hợp trẻ đã lấy thuốc mà bố mẹ cất giữ không tốt để tự tử. Hoặc bố mẹ dùng thuốc chống nôn dạng băng dán lên da và sau đó gỡ băng dán bỏ bừa bãi (thay vì bỏ vào thùng rác có nắp đậy cẩn thận) để trẻ lấy dán vào da của chúng và bị ngộ độc.
PGS.TS.DS Nguyễn Hữu Đức
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam tại TV Online!
bangdatally.xyz - Thời tiết nắng nóng, nhiệt độ tăng cao là thời điểm thuận lợi gây nên một số mặt bệnh về lây nhiễm qua đường tiêu hóa, say nắng, say nóng, các bệnh về da.
bangdatally.xyz - Viện Y học Nhiệt đới, bệnh viện Bạch Mai đã ghi nhận ca tử vong sởi người lớn đầu tiên trong năm nay.
bangdatally.xyz - Với hơn 40 năm trong nghề, Tiến sĩ Bác sĩ Vũ Trọng Tiến luôn cho rằng chữa bệnh không chỉ là chữa lành thể xác mà còn giúp bệnh nhân tìm lại sự bình yên trong tâm hồn.
bangdatally.xyz - Đây là chủ đề Tháng Hành động vì trẻ em năm 2025. Sở Y tế Hà Nội đã xây dựng kế hoạch với mục đích triển khai thực hiện các chính sách, chương trình liên quan đến trẻ em.
bangdatally.xyz - Bệnh viện Hữu Nghị Việt Tiệp Hải Phòng vừa thực hiện thành công ca phẫu thuật giảm áp dây thần kinh số VII ngoại biên cho một nam bệnh nhân 32 tuổi đến từ Điện Biên.
bangdatally.xyz - Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Ninh vừa liên tiếp cấp cứu thành công 3 trường hợp bệnh nhân bị ngừng tim do nhồi máu cơ tim cấp.
bangdatally.xyz - Nam thanh niên 20 tuổi (Long An) vừa được các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa Xuyên Á Long An gắp ra một con sán dây dài gần 1m.
bangdatally.xyz - Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP Hồ Chí Minh vừa có cập nhật về tình hình dịch bệnh sốt xuất huyết, tay chân miệng và sởi tính đến tuần 14.
bangdatally.xyz - Trong 50 năm qua TP Hồ Chí Minh đã đạt được những thành tựu quan trọng trong lĩnh vực y tế, góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe cho người dân.
bangdatally.xyz - Cho đến hiện nay hầu hết các bà mẹ vẫn không phân biệt được men vi sinh và men tiêu hóa. Dưới đây là những nhầm lẫn tai hại thường gặp.
bangdatally.xyz - Cách 6 giờ trước khi vào viện, nam bệnh nhân xuất hiện khó thở, thở rít tăng dần sau đó hôn mê.
bangdatally.xyz - Hàng năm, Bệnh viện Nhi đồng 2 (TP Hồ Chí Minh) tiếp nhận điều trị khoảng 30 trường hợp bệnh nhi bị viêm ruột hoại tử.
bangdatally.xyz - Bệnh viện Việt Nam-Thuỵ Điển Uông Bí vừa phối hợp với Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức thực hiện ca ghép thận đầu tiên tại bệnh viện và là ca ghép thận đầu tiên tại Quảng Ninh.
bangdatally.xyz - Trung tâm Y tế huyện Hạ Hòa (Phú Thọ) vừa cấp cứu kịp thời trường hợp biến chứng chảy máu mũi ồ ạt do tăng huyết áp.
bangdatally.xyz - Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương vừa tiếp nhận bệnh nhân nữ 26 tuổi, trong tình trạng ngứa ngáy, sưng phù toàn thân, đỏ da, kèm theo loét niêm mạc miệng, mũi...