Đơn vị trên cũng cho biết có đến 80% vi phạm bản quyền diễn ra trên nền tảng số với nhiều phương thức, mức độ khác nhau.
Sao chép kênh Youtube nhờ trí tuệ nhân tạo kiếm tiền - quảng cáo được đăng tải trên mạng xã hội hay sử dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo, từ video gốc, các chủ tài khoản có thể tạo ra hàng loạt các video cắt ghép, chỉnh sửa nhằm chống lại công cụ rà quét bản quyền của các nền tảng mạng xã hội.
Theo các chuyện gia, vấn đề nguy hiểm hơn của tình trạng này là nhiều kênh thậm chí sử dụng trái phép hình ảnh của các cơ quan báo chí chính thống, lồng ghép những nội dung xuyên tạc, sai sự thật, xấu độc để đăng tải lên mạng xã hội, thu hút hàng trăm nghìn lượt truy cập. Việc này vừa gây khó cho công tác quản lý, vừa là nguy cơ khiến nhiều người sập bẫy lừa đảo.
Lý giải cho tình trạng vi phạm tràn lan, các chuyên gia cho biết, khi nội dung bị vi phạm trên các mạng xã hội thì xử lý khó khăn hơn khi các nền tảng này thường do doanh nghiệp nước ngoài kiểm soát với cơ chế vận hành không giống nhau.
Theo Bộ Công an, ngoài việc trục lợi, nhiều nhóm đối tượng đã sử dụng việc này để mạo danh các đơn vị uy tín, thu hút người dùng với mục đích lừa đảo.
Thống kê cho thấy, 46% nội dung độc hại trên các trang web vi phạm bản quyền là lừa đảo. Nếu thẻ tín dụng được sử dụng để đăng ký thuê bao vi phạm bản quyền trực tuyến thì khả năng bị gian lận thẻ cao gấp 4 lần.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!