Xuất khẩu ứng phó với thuế quan từ Mỹ: Tìm lối đi sau 90 ngày gia hạn

Sơn Nghĩa-Thứ sáu, ngày 11/04/2025 11:12 GMT+7

Ngành xuất khẩu gỗ sẽ gặp khó khăn với hơn 52% các doanh nghiệp có thị trường chủ lực là Mỹ, chiếm hơn 50% doanh số xuất khẩu của ngàn

bangdatally.xyz - Nhiều doanh nghiệp đang họp khẩn, tính tạm đóng cửa để "né" rủi ro thuế trước hạn 90 ngày từ Mỹ. Hiệp hội các ngành hàng gấp rút đề xuất “phao cứu sinh” cho xuất khẩu.

Tại một doanh nghiệp xuất khẩu lớn ở Bình Dương có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), những cuộc họp khẩn cấp đang diễn ra. Các lãnh đạo doanh nghiệp này không ngừng thảo luận về phương án đóng cửa tạm thời trong dài hạn nhằm giảm thiểu rủi ro về thuế. Đây là một động thái ứng phó ngay trước khi chính quyền Mỹ gia hạn thời gian đàm phán trong 90 ngày tới, nhằm xác định mức thuế cuối cùng. Trong bối cảnh đó, các Hiệp hội doanh nghiệp các ngành hàng đã đưa ra một loạt giải pháp để duy trì sự ổn định và sức cạnh tranh cho các ngành xuất khẩu chủ lực của Việt Nam. Liệu những giải pháp này có đủ mạnh mẽ để giúp doanh nghiệp vượt qua cơn sóng gió thuế quan này?

Nỗi lo còn đó…

Dù Mỹ đã gia hạn thời gian đàm phán trong 90 ngày tới, nhằm xác định mức thuế cuối cùng, nhưng đại diện doanh nghiệp đã bày tỏ lo ngại về "tương lai bất định" ở thị trường Mỹ, nếu mức thuế 46% mà Hoa Kỳ dự kiến áp dụng đối với các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, trong đó có gỗ, dệt may và thủy sản. Mức thuế này không chỉ cao gấp nhiều lần biên lợi nhuận của các ngành này, mà còn đặt ra một thách thức lớn đối với khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam.

Ngành xuất khẩu gỗ của Việt Nam đang đối mặt với tình trạng này với hơn 52% các doanh nghiệp có thị trường chủ lực là Hoa Kỳ, chiếm hơn 50% doanh số xuất khẩu của ngành. Đây là một con số đáng lo ngại vì nếu thuế 46% được áp dụng, những doanh nghiệp xuất khẩu gỗ sẽ gặp khó khăn nghiêm trọng, đặc biệt là khi phải cạnh tranh với các quốc gia như Trung Quốc, Thái Lan, Malaysia và Indonesia, nơi mức thuế sẽ thấp hơn.

Ông Nguyễn Chánh Phương, Tổng giám đốc Công ty cổ phần nội thất AKA, Phó Chủ tịch Hội Mỹ nghệ và Chế biến gỗ TP Hồ Chí Minh (HAWA) cho biết, khi mức thuế 46% được áp dụng, một số đơn hàng đã ký kết trong dài hạn có thể bị hủy hoặc tạm ngừng, ảnh hưởng lớn đến doanh thu của các doanh nghiệp trong ngành gỗ. "Nếu sau 90 ngày gia hạn, Việt Nam không đàm phán được mức thuế giảm xuống, chắc chắn ngành xuất khẩu gỗ sẽ bị ảnh hưởng nặng nề, không những giảm sút doanh thu mà còn tác động đến toàn bộ chuỗi cung ứng", ông Phương thừa nhận. Nhiều đơn vị mua hàng đang tạm dừng đặt hàng, hoãn hoặc hủy đơn hàng để xem xét tình hình và tìm giải pháp. Trong đó một đơn vị cho biết dự kiến sẽ cắt giảm ít nhất 50% đơn hàng nếu mức thuế này không được điều chỉnh, một đơn vị khác đang tận dụng lượng hàng tồn kho tại Hoa Kỳ để tạm thời duy trì nguồn cung trong vòng 1-2 tháng.


Xuất khẩu ứng phó với thuế quan từ Mỹ: Tìm lối đi sau 90 ngày gia hạn - Ảnh 1.

Mức thuế 46% đối với ngành dệt may sẽ dẫn đến tình trạng mất đơn hàng ở thị trường Mỹ. Ảnh minh họa

Tương tự ở ngành dệt may, mức thuế 46% đối với ngành dệt may sẽ dẫn đến tình trạng mất đơn hàng.

Ông Phạm Văn Việt, Tổng Giám đốc Công ty TNHH Việt Thắng Jean, Phó Chủ tịch Hội Dệt May Thêu Đan TP Hồ Chí Minh nhận định, mức thuế 46% không chỉ là vấn đề thuế quan mà là một rào cản thương mại rất lớn, có thể khiến các đơn hàng từ Việt Nam chuyển sang các quốc gia khác như Bangladesh, Mexico hay Ấn Độ, nơi có mức thuế thấp hơn. Việc này sẽ khiến ngành dệt may Việt Nam mất đi thị trường Mỹ – một thị trường lớn, chiếm tới hơn 50% doanh thu của ngành này. "Ngành dệt may, theo thống kê, chiếm hơn 10% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam, với thị trường Mỹ chiếm gần 40% trong đó. Chúng tôi kỳ vọng, sau 90 ngày, phía Mỹ sẽ đưa ra mức thuế phù hợp hơn."

Thủy sản là một trong những ngành xuất khẩu quan trọng, với kim ngạch xuất khẩu hàng năm khoảng 2 tỷ USD sang Hoa Kỳ, chiếm 1/5 giá trị xuất khẩu thủy sản của Việt Nam. Tuy nhiên, mức thuế 46% sẽ đẩy ngành thủy sản vào nguy cơ mất thị trường lớn nhất, nhất là khi các quốc gia xuất khẩu thủy sản như Ấn Độ, Ecuador và Thái Lan có mức thuế thấp hơn nhiều (chỉ từ 10% đến 36%). Ông Nguyễn Hoài Nam, Tổng thư ký Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) cho biết, ví dụ, một lô tôm trị giá 500.000 USD trước đây phải chịu thuế 5% (25.000 USD), nếu 90 ngày tới, có thể chịu thuế 46% (230.000 USD), điều này sẽ tăng chi phí quá lớn và không thể đoán trước được.

Động lực cho ngành thay đổi

Mặc dù tác động của mức thuế này là vô cùng lớn, các Hiệp hội doanh nghiệp đã đưa ra một loạt các giải pháp nhằm giảm thiểu thiệt hại và duy trì sức cạnh tranh của các doanh nghiệp xuất khẩu. Câu hỏi là, những giải pháp này có đủ hiệu quả để đối phó với tình huống khẩn cấp hiện nay?

Ông Nguyễn Chánh Phương kỳ vọng Chính phủ đàm phán với Mỹ để giảm tối đa mức thuế đối ứng. Mức thuế áp cho Việt Nam phải cạnh tranh hơn với các nước như Trung Quốc, Thái Lan, Malaysia, và Indonesia. Doanh nghiệp mong muốn Chính phủ Việt Nam nhanh chóng đàm phán với Mỹ để giảm mức thuế đối ứng. Sau 90 ngày tới, nếu đàm phán được mức thuế tốt, ngành may mặc sẽ duy trì được thị phần ở Mỹ, nếu mức thuế cao, nên kéo dài thời gian áp dụng thuế thêm ít nhất 45 ngày đến 90 ngày nữa. "Mục đích của việc này là để các doanh nghiệp có thêm thời gian thích ứng với thay đổi, đồng thời đảm bảo không bị dính vào các kiện cáo thương mại và mất các khoản cọc đơn hàng", ông Phương chia sẻ.

Xuất khẩu ứng phó với thuế quan từ Mỹ: Tìm lối đi sau 90 ngày gia hạn - Ảnh 2.

Việc Mỹ áp thuế lên sản phẩm thủy sản sẽ gây thiệt hại đáng kể cho nông dân Việt Nam, đặc biệt là những người nuôi tôm và cá. Ảnh minh họa

Ông Nguyễn Hoài Nam cũng chỉ ra rằng, ngành thủy sản đang phải đối mặt với một nguy cơ lớn nếu sau 90 ngày gia hạn, mức thuế này không được điều chỉnh. Hiệp hội VASEP đã đề nghị Chính phủ Việt Nam đàm phán với Chính phủ Mỹ để điều chỉnh mức thuế xuống mức phù hợp hơn. Một trong những yêu cầu quan trọng là cần giảm thuế nhập khẩu đối với các mặt hàng thủy sản, đặc biệt là tôm, cá ngừ và các sản phẩm chủ lực khác.

Ngoài ra, việc thúc đẩy liên kết giữa các doanh nghiệp trong cùng ngành là một giải pháp quan trọng để cùng vượt qua khó khăn. Theo ông Nguyễn Hoài Nam, việc các doanh nghiệp thủy sản hợp tác chặt chẽ, chia sẻ nguồn lực và kinh nghiệm sẽ giúp giảm chi phí và tối ưu hóa chuỗi cung ứng, từ đó tăng cường sức mạnh cạnh tranh.

Trong ngành dệt may, ông Phạm Văn Việt, cho rằng, về lâu dài, việc đầu tư vào công nghiệp hỗ trợ trong nước, như sản xuất vải, nguyên phụ liệu ngành may, là giải pháp tối ưu để phòng tránh tối thiểu mức thiệt hại từ hàng rào thuế quan, giúp giảm chi phí sản xuất và tỷ lệ nhập khẩu từ các quốc gia đối thủ. Việc này không chỉ giúp giảm thiểu phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu mà còn giảm nguy cơ bị áp thuế từ các đối thủ cạnh tranh.

Ở góc độ quản lý Nhà nước, theo giám đốc Sở Công Thương TP Hồ Chí Minh Bùi Tá Hoàng Vũ, các giải pháp cụ thể đang được triển khai bao gồm việc xác định thị trường trọng điểm thay thế cho Hoa Kỳ. Các doanh nghiệp cần tập trung vào các FTA (Hiệp định thương mại tự do) mà Việt Nam đang tham gia để giảm thiểu sự phụ thuộc vào Mỹ, đặc biệt là các thị trường như EU, Châu Á, Trung Đông, và Châu Phi, nơi các FTA như CPTPP, EVFTA, và RCEP đang mở ra cơ hội mới. Các doanh nghiệp cần chủ động tổ chức các đoàn giao thương trực tuyến và trực tiếp sang các thị trường này để tìm kiếm cơ hội mới.

Một giải pháp khác được các chuyên gia đưa ra là đàm phán song phương để hạ nhiệt căng thẳng và điều chỉnh mức thuế xuống mức hợp lý hơn. Ông Trương Minh Huy Vũ, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển TP Hồ Chí Minh, kỳ vọng Việt Nam tập trung vào việc giảm thuế đối ứng từ 46% xuống còn 18-25%, thông qua các nhượng bộ hợp lý, chẳng hạn như giảm thuế nhập khẩu đối với các mặt hàng từ Hoa Kỳ. Điều này sẽ tạo điều kiện cho ngành xuất khẩu của Việt Nam duy trì mức thuế hợp lý và giảm thiểu tổn thất.

Trong bối cảnh Mỹ vừa gia hạn lệnh miễn thuế đối với hàng hóa xuất khẩu từ Việt Nam thêm 90 ngày, tình hình hiện tại vẫn chưa thể hoàn toàn yên tâm. Dù vậy, quyết định này mở ra một cơ hội vàng để các doanh nghiệp trong ngành gỗ, dệt may và thủy sản có thêm thời gian để điều chỉnh chiến lược, tránh những tác động tiêu cực từ mức thuế 46% mà Mỹ dự định áp dụng.

Nếu không có những chiến lược quyết liệt và kịp thời, các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam có thể đối mặt với tổn thất không thể khắc phục được trong tương lai gần. Việc tận dụng cơ hội 90 ngày gia hạn sẽ là chìa khóa sống còn để các doanh nghiệp đứng vững và tiếp tục phát triển.


Mời độc giả đón đọc Bài 3, cùng PV Thời báo VTV tìm hiểu về những cơ hội mới mà các doanh nghiệp Việt có thể khai thác trong thị trường nội địa. Trước những biến động từ thị trường quốc tế, đặc biệt là việc Mỹ áp dụng thuế quan đối với các mặt hàng xuất khẩu, nhiều doanh nghiệp Việt đang phải chuyển hướng và tìm cách vươn lên trong chính thị trường của mình. Cùng khám phá các chiến lược và giải pháp để doanh nghiệp có thể tận dụng tối đa cơ hội ngay tại thị trường nội địa, từ đó củng cố nền tảng vững chắc cho sự phát triển lâu dài.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước