Từ chiến trường đến mùa vàng bạc tỷ

Ban Thời sự-Chủ nhật, ngày 27/04/2025 10:44 GMT+7

bangdatally.xyz - Từ sứ mệnh an ninh lương thực, nông nghiệp Việt Nam đã chuyển mình, giữ vai trò then chốt trong nền kinh tế, tạo sinh kế cho hơn 60% dân số và đóng góp khoảng 12% GDP.

Ngay sau ngày đất nước thống nhất, chiến tranh đã để lại những tổn thất nặng nề cho nông nghiệp miền Nam: hàng triệu hecta đồng ruộng bị bom đạn cày xới. Niềm vui hòa bình chưa kịp trọn vẹn, cả nước đã phải gấp rút bắt tay vào khôi phục sản xuất, với mục tiêu hàng đầu là bảo đảm đủ lương thực cho dân số ngày một tăng - bình quân mỗi năm tăng hơn 1 triệu người trong giai đoạn 1976-1986.

Trải qua 50 năm, từ sứ mệnh an ninh lương thực, nông nghiệp Việt Nam đã chuyển mình mạnh mẽ, giữ vai trò then chốt trong nền kinh tế, tạo sinh kế cho hơn 60% dân số và đóng góp khoảng 12% GDP. Từ xuất phát điểm thấp, Việt Nam vươn lên trở thành một trong những quốc gia xuất khẩu nông sản hàng đầu thế giới, với sản phẩm hiện diện tại gần 200 quốc gia và vùng lãnh thổ.

Đông Anh, Thanh Trì, Từ Liêm, Gia Lâm là những cái tên mà người Hà Nội đã mang vào Lâm Đồng ngay sau ngày giải phóng. Ông Trị là lứa cán bộ đầu tiên đi tiền trạm để đón dân vào lập nên vùng kinh tế mới Hà Nội.

"Phát triển dần dần, chủ yếu khâu lương thực để tự nuôi nhau ở đây, số dư về Hà Nội. Cao nguyên đất đỏ lúc đó chỉ ngô khoai sắn, thu hoạch là trơ đất ra, được sự chỉ đạo của trên trồng cây cà phê, chè, dâu tằm nó che phủ hết đồi núi không còn màu đỏ nữa thì người ta gọi là cao nguyên xanh", ông Nguyễn Đắc Trị, thị trấn Nam Ban, Lâm Hà, Lâm Đồng chia sẻ.

Nông nghiệp nhanh chóng phủ xanh đất đai khi từ năm 1981 Trung ương xác định cây, con chủ lực cho từng miền. Những thế hệ thứ 2 theo bố mẹ đi kinh tế mới như anh Hậu đã trở thành lực lượng đưa nông nghiệp phát triển từ đáp ứng cái ăn sang sản xuất hàng hóa.

"Năm 1993, 1994 đã có công ty ở Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan (Trung Quốc) đến đầu tư trồng chè, rau, hoa theo công nghệ mới, chúng tôi được tiếp cận việc đấy. Làm nông nghiệp công nghệ cao 1ha một năm thu hoạch 1 tỷ", anh Nguyễn Văn Hậu - Phó Giám đốc Hợp tác xã Nam Hà, Lâm Hà, Lâm Đồng chia sẻ.

Nhìn lại hành trình 50 năm qua, GS.VS Trần Đình Long cho rằng, những quyết sách lớn từ khoán 10, khoán 100 và nay là Nghị quyết 57 đã và sẽ là động lực để tạo ra những bước tiến lớn hơn.

GS.VS. Trần Đình Long - Chủ tịch Hội Giống cây trồng Việt Nam cho biết: "Tôi đi nhiều nước trên thế giới người ta rất ngạc nhiên, chiến tranh như thế, tàn khốc như thế, vật chất không có gì, thế mà làm được như vậy. Sắp tới sẽ khắc phục được những yếu điểm của nông nghiệp Việt Nam hiện nay. Chế biến sâu, thành thương hiệu thì nó phải vài trăm tỷ USD, muốn vài trăm tỷ USD thì phải tư duy theo kiểu mới".

Hàng nghìn trang trại đang được vận hành bằng tư duy công nghiệp nông nghiệp. Ở đó, chuyển đổi xanh, chuyển đổi số, ứng dụng nông nghiệp thông minh, tuần hoàn, đã là con đường không thể khác.

Ông Trần Huy Đường - Giám đốc Langbiang Farm xã Đạ Sar, Lạc Dương, Lâm Đồng cho hay: "Cách đây 20 năm chúng tôi thành lập trang trại, chúng tôi mua hệ thống tự động của Israel, sau đó nước nào rẻ hơn thì mình mua, bây giờ thì tự sản xuất".

50 năm đi qua, 50 mùa đơm hoa, kết trái đã tạo tiền đề cho những cất cánh ở tương lai. Đó là sứ mệnh của một nền nông nghiệp tiên tiến, tạo giá trị cao nhưng bền vững cho cả hôm nay và mai sau.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước