Tác động từ sự rung lắc trên thị trường trái phiếu Mỹ

VTV Digital-Thứ hai, ngày 14/04/2025 13:43 GMT+7

bangdatally.xyz - Theo thống kê, trong tuần tính đến ngày 9/4, các nhà đầu tư đã rút ròng 15,64 tỷ USD khỏi các quỹ đầu tư trái phiếu Mỹ - mức cao nhất trong hơn 27 tháng qua.

Việc áp thuế lên các sản phẩm điện tử được dự báo sẽ ảnh hưởng lớn tới chính các doanh nghiệp Mỹ, bởi nhiều hãng công nghệ như Apple, đang sản xuất phần lớn sản phẩm bên ngoài nước Mỹ. Việc chuyển dịch sản xuất về Mỹ là không hề dễ dàng và sẽ đòi hỏi nhiều thời gian. Chính bản thân người tiêu dùng Mỹ cũng sẽ phải chịu mức chi phí đắt đỏ hơn từ những thay đổi thuế quan.

Đây cũng là yếu tố khiến chỉ số niềm tin người tiêu dùng Mỹ trong tháng 4 theo khảo sát của đại học Michigan đã giảm xuống 50,8 - mức thấp thứ hai trong lịch sử. Tâm lý này có thể hạn chế chi tiêu tiêu dùng - yếu tố chiếm khoảng 70% nền kinh tế Mỹ.

Trước những lo ngại này, Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) – ông Jerome Powell đã trấn an thị trường và cho biết, "Đôi khi các cuộc khảo sát cho kết quả rất tiêu cực, nhưng người dân vẫn tiếp tục chi tiêu", như thời đại dịch Covid-19. Ông cũng khẳng định, các dữ liệu kinh tế cứng của Mỹ như việc làm, lạm phát hiện vẫn ổn định.

Tuy nhiên, với nhiều yếu tố không chắc chắn như hiện tại, vấn đề niềm tin vẫn sẽ là thách thức lớn với kinh tế Mỹ, khiến một loại tài sản vốn được xem là kênh đầu tư an toàn như trái phiếu Chính phủ Mỹ, giờ cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro.

Tác động từ sự rung lắc trên thị trường trái phiếu Mỹ - Ảnh 1.

Trái phiếu Chính phủ Mỹ vốn được coi là một trong những công cụ trú ẩn an toàn nhất thế giới khi thị trường chứng khoán biến động

Trong tuần trước, căng thẳng thương mại liên quan đến chính sách thuế quan đã làm rung chuyển thị trường trái phiếu Chính phủ Mỹ. Theo thống kê, trong tuần tính đến ngày 9/4, các nhà đầu tư đã rút ròng 15,64 tỷ USD khỏi các quỹ đầu tư trái phiếu Mỹ - mức cao nhất trong hơn 27 tháng qua.

Hệ quả là giá trái phiếu giảm mạnh, trong khi lợi suất tăng cao. Lợi suất trái phiếu Chính phủ Mỹ kỳ hạn 10 năm đã tăng vọt lên trên mức 4,5%, đánh dấu tuần tăng mạnh nhất kể từ cuối năm 2001. Đây cũng được cho là nguyên nhân khiến Tổng thống Donald Trump có cách tiếp cận thận trọng hơn trong vấn đề thuế quan đối ứng.

Bà Ellie Henderson - Chuyên gia kinh tế, Công ty Investec cho biết: "Lợi suất trái phiếu Chính phủ Mỹ kỳ hạn 10 năm có lúc đã tăng tới 0,5 điểm % chỉ trong vài ngày. Có vẻ như chính phản ứng trên thị trường trái phiếu - chứ không phải thị trường chứng khoán - mới là yếu tố thúc đẩy Tổng thống Trump tạm hoãn kế hoạch áp thuế".

Trái phiếu Chính phủ Mỹ vốn được coi là một trong những công cụ trú ẩn an toàn nhất thế giới khi thị trường chứng khoán biến động. Thế nhưng giờ đây, nhiều nhà đầu tư đang bán ra thay vì mua vào - ngay cả khi lợi suất tăng cao. Điều này cho thấy bất ổn thuế quan đã ảnh hưởng đến niềm tin vào trái phiếu Mỹ.

Ông George Cipolloni - Công ty Penn Mutual Asset Management chia sẻ: "Điều đáng lo ngại là Mỹ đang mất đi vị thế là nơi trú ẩn an toàn. Thị trường trái phiếu của chúng tôi là thị trường lớn nhất và ổn định nhất thế giới, nhưng khi bất ổn gia tăng, những điều tồi tệ có thể xảy ra".

Lợi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm không chỉ ảnh hưởng đến các nhà đầu tư mà còn tác động trực tiếp đến nền kinh tế thực. Đây là tham chiếu quan trọng cho lãi suất vay mua nhà, ô tô và kinh doanh tại Mỹ. Khi lợi suất tăng cao, lãi suất vay cũng tăng theo, gây cản trở sức mua của người dân và khả năng đầu tư của doanh nghiệp. Theo các chuyên gia của Deutsche Bank, Jefferies và Goldman Sachs, nếu lợi suất trái phiếu vượt ngưỡng 5%, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ cần hành động để ổn định thị trường và ngăn chặn bất ổn tài chính lan rộng.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước