Nhu cầu vốn cho công nghệ, đổi mới sáng tạo là rất lớn

VTV Digital-Thứ hai, ngày 14/04/2025 13:45 GMT+7

bangdatally.xyz-Các doanh nghiệp đổi mới sáng tạo có đặc thù riêng, các sản phẩm công nghệ chưa được ứng dụng nhiều. Nếu tiêu chí cho vay không nới lỏng, ngân hàng cũng không dám giải ngân.

Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Phạm Minh Chính về việc phải triển khai gói tín dụng ưu đãi khoảng 500.000 tỷ đồng cho khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và hạ tầng chiến lược, Ngân hàng Nhà nước đã yêu cầu các ngân hàng thương mại nghiên cứu hướng triển khai gói tín dụng này, dựa trên nguồn vốn từ chính các ngân hàng. Khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo được xem là động lực quan trọng để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Nếu gói tín dụng này đi vào thực tiễn, sẽ tạo cơ hội cho các doanh nghiệp thay đổi công nghệ, mở rộng đầu tư.

Với chiếc máy soi thực phẩm, bất kì dị vật nào trên sản phẩm như một sợi tóc hay một miếng kim loại nhỏ chưa đến 1 mm đều bị phát hiện ra và máy tự động dừng lại, doanh nghiệp có thể đảm bảo 100% sản phẩm không có dị vật và xuất khẩu vào các thị trường khó tính.

Nhu cầu vốn cho công nghệ, đổi mới sáng tạo là rất lớn - Ảnh 1.

Khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo được xem là động lực quan trọng để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế

Toàn bộ hệ thống dây chuyền từ chế biến tới đóng gói nông sản này, doanh nghiệp đã bỏ ra hàng chục tỷ đồng, cộng thêm nguồn vốn dài hạn vay từ ngân hàng để đầu tư. Tốn kém nhưng hiệu quả đem lại tăng gấp nhiều lần.

Ông Trịnh Văn Dương - Phó giám đốc nhà máy, Công ty Thực phẩm xuất khẩu Đồng Giao Doveco cho biết: "Đây là điều khách hàng Nhật yêu cầu. Vì giai đoạn trước, khi xuất đi, gặp dị vật trong sản phẩm, khách hàng phản ánh. Việc đầu tư máy sẽ giảm thiểu gần như 100% vấn đề về dị vật".

Doanh nghiệp đổi mới sáng tạo cũng rất hy vọng có thể được vay ưu đãi, để đầu tư thêm hạ tầng lưu trữ, dữ liệu, phát triển giọng nói dựa trên trí tuệ nhân tạo. Tuy nhiên, họ khá lo lắng, khi các start up công nghệ thường không đáp ứng đủ các tiêu chí vay vốn của ngân hàng.

Ông Hồ Minh Đức - Giám đốc điều hành, Công ty Vbee chia sẻ: "Theo tiêu chuẩn tín dụng, các start up công nghệ sẽ khó có thể đáp ứng được. Thứ nhất, chúng tôi không có tài sản đảm bảo như xe hơi, bất động sản. Thứ hai, chúng tôi chỉ có các tài sản vô hình, cụ thể là các bằng sáng chế, công nghệ. Thứ ba, chúng tôi chưa chứng minh được các mô hình kinh doanh của mình ổn định. Vì vậy, câu hỏi đặt ra là liệu các ngân hàng thương mại có chấp nhận sự rủi ro đó hay không?".

Giới phân tích cũng cho rằng, để gói tín dụng 500.000 tỷ đồng đi vào thực tiễn, cần tháo gỡ các vướng mắc trong cho vay. Bởi các doanh nghiệp đổi mới sáng tạo có đặc thù riêng, các sản phẩm công nghệ chưa được ứng dụng nhiều. Do đó, nếu tiêu chí cho vay không nới lỏng, các ngân hàng cũng không dám giải ngân.

Ông Nguyễn Quang Huy - Giám đốc điều hành, Khoa Tài chính ngân hàng, Đại học Nguyễn Trãi nhận định: "Các doanh nghiệp đổi mới sáng tạo thông thường ban đầu rất thiếu về tài sản đảm bảo, cũng như thiếu minh chứng về hiệu quả kinh doanh trong tương lai và thiếu dữ liệu lịch sử để cán bộ tín dụng có thể thẩm định được".

Các chuyên gia nhấn mạnh, Ngân hàng Nhà nước cần có hướng dẫn cụ thể hơn về điều kiện triển khai cho các tổ chức tín dụng. Hiện Ngân hàng Nhà nước đã yêu cầu các ngân hàng đăng ký tham gia gói tín dụng này, dựa trên cơ sở cân đối nguồn vốn, đưa ra mức ưu đãi lãi suất hợp lý.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước