Nhật Bản: Bóng đen lạm phát đang bao phủ Tokyo?

Kate Trần-Thứ sáu, ngày 25/04/2025 14:40 GMT+7

Ảnh: Kyodo

bangdatally.xyz - Theo dữ liệu vừa công bố, lạm phát cơ bản tại thủ đô Nhật Bản đạt đỉnh 2 năm, đặt ra thách thức rất lớn cho Ngân hàng Trung ương nước này.

CPI cơ bản tại Tokyo - một chỉ báo cho xu hướng toàn quốc ghi nhận đà tăng nhanh hơn liên tiếp trong 2 tháng qua. Điều này làm gia tăng thách thức cho Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ) trong việc điều chỉnh chính sách giữa bối cảnh giá cả leo thang và rủi ro từ các mức thuế cao hơn của Mỹ.

Thông tin này được đưa ra trước thềm cuộc họp chính sách tiền tệ của BoJ, dự kiến diễn ra từ ngày 30/4 - 1/5 tới.

Mức tăng 3,4% của CPI cơ bản - không bao gồm giá thực phẩm tươi sống - cao hơn so với dự báo trung vị của thị trường là 3,2% và vượt mức tăng 2,4% của tháng 3. Đây cũng là lần đầu tiên kể từ tháng 7/2023, chỉ số CPI cơ bản tại Tokyo vượt ngưỡng 3%.

Theo các nguồn tin, BoJ dự kiến sẽ hạ dự báo tăng trưởng kinh tế và cảnh báo về các rủi ro gia tăng do tác động từ chính sách thuế mới của Mỹ, vốn có khả năng làm suy yếu nhu cầu toàn cầu.

Nguyên nhân chính của mức tăng mạnh là do chính phủ cắt giảm trợ cấp đối với hóa đơn điện và gas, cùng với đợt tăng giá hàng loạt mặt hàng thực phẩm vào ngày 1/4, thời điểm bắt đầu năm tài khóa mới của Nhật Bản.

Một chỉ số khác - loại trừ cả giá thực phẩm tươi sống và năng lượng - thường được BoJ theo dõi sát sao như thước đo xu hướng giá cả cơ bản, cũng tăng 3,1% so với cùng kỳ năm ngoái trong tháng 4, cao hơn so mức tăng 2,2% trong tháng 3.

"Lạm phát cơ bản có khả năng sẽ duy trì ở mức cao ít nhất trong vài tháng nữa. Ngân hàng Nhật Bản sẽ vẫn thận trọng về tác động của thuế quan Mỹ đối với nền kinh tế hiện tại, nhưng sẽ xem xét thời điểm tăng lãi suất tiếp theo nếu những tác động này được cho là không quá nghiêm trọng", nhà kinh tế trưởng Takeshi Minami của Viện nghiên cứu Norinchukin cho biết.

Nhật Bản: Bóng đen lạm phát đang bao phủ Tokyo? - Ảnh 2.

Biểu đồ này mô tả mức lạm phát cơ bản và lạm phát cơ bản-cơ bản ở Tokyo theo thời gian.

BOJ vẫn giữ lời hứa tăng lãi suất

Thống đốc Ngân hàng Nhật Bản Kazuo Ueda vừa cho biết, ngân hàng trung ương sẽ tiếp tục tăng lãi suất nếu lạm phát cơ bản hội tụ về mục tiêu lạm phát 2% như dự kiến. Nhưng ông cho biết thêm, ngân hàng trung ương sẽ xem xét kỹ lưỡng cách thức mà nhiều thông tin khác nhau, bao gồm cả thông tin về hậu quả kinh tế tiềm tàng từ mức thuế quan cao hơn của Mỹ, có thể ảnh hưởng đến khả năng đạt được mục tiêu giá một cách lâu dài - một điều kiện tiên quyết để tiếp tục tăng lãi suất.

Ông Ueda phát biểu tại một cuộc họp báo sau khi tham dự cuộc họp của các nhà lãnh đạo tài chính Nhóm 20 nền kinh tế lớn nhất thế giới được tổ chức trong khuôn khổ cuộc họp của Quỹ Tiền tệ Quốc tế và Nhóm Ngân hàng Thế giới tại Washington rằng, thuế quan ảnh hưởng đến nền kinh tế thông qua nhiều kênh khác nhau, chẳng hạn như gây sức ép lên hoạt động thương mại, làm giảm tâm lý kinh doanh và làm gia tăng sự biến động của thị trường.

"Sau khi trao đổi quan điểm với các nhà hoạch định chính sách từ các quốc gia khác, tôi cảm thấy rằng nhiều người trong số họ có cùng quan điểm" về cách thuế quan ảnh hưởng đến nền kinh tế của họ", ông cho biết và nhấn mạnh sẽ cân nhắc những phát hiện từ cuộc đối thoại với các nhà hoạch định chính sách toàn cầu khi xây dựng đánh giá của BOJ về nền kinh tế Nhật Bản và thiết lập chính sách tiền tệ.

Bình luận của ông Ueda được đưa ra trước cuộc họp chính sách của BOJ vào tuần tới, khi ngân hàng trung ương này dự kiến ​​sẽ giữ nguyên lãi suất ở mức 0,5% và hạ dự báo tăng trưởng.

BOJ, đơn vị đã kết thúc chương trình kích thích kinh tế lớn kéo dài một thập kỷ vào năm ngoái, đã tăng lãi suất ngắn hạn lên 0,5% vào tháng 1 với niềm tin rằng nền kinh tế đang trên đà đạt được mục tiêu lạm phát 2% của ngân hàng trung ương một cách bền vững.

Trong khi ông Ueda đã báo hiệu rằng BOJ sẵn sàng tiếp tục tăng lãi suất, thì mức thuế quan của Tổng thống Mỹ Donald Trump đã làm phức tạp thêm quyết định về thời điểm và mức tăng có thể thực hiện.

Lạm phát tiêu dùng tại Nhật Bản đã tăng nhanh trong tháng 3, chủ yếu do giá gạo, một mặt hàng lương thực thiết yếu, tăng vọt ở mức chưa từng thấy trong nửa thế kỷ qua.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước