IMF: Châu Á vẫn còn dư địa nới lỏng chính sách tiền tệ

PV (t/h)-Thứ sáu, ngày 25/04/2025 17:17 GMT+7

IMF cảnh báo triển vọng tăng trưởng của châu Á đang xấu đi do bất ổn thương mại

bangdatally.xyz - IMF cảnh báo triển vọng tăng trưởng của châu Á đang xấu đi do bất ổn thương mại, song vẫn còn dư địa để khu vực này điều chỉnh chính sách tiền tệ.

IMF cảnh báo triển vọng tăng trưởng của châu Á đang xấu đi do bất ổn thương mại, song vẫn còn dư địa để khu vực này điều chỉnh chính sách tiền tệ nhằm ứng phó với các cú sốc từ bên ngoài.

Trong báo cáo công bố ngày 24/4, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) dự báo tăng trưởng kinh tế châu Á giảm xuống còn 3,9% năm 2025 và 4% năm 2026 - thấp hơn nhiều so với mức 4,6% của năm 2024. Theo ông Krishna Srinivasan, Giám đốc khu vực châu Á-Thái Bình Dương của IMF, căng thẳng thương mại leo thang kể từ tháng 1/2025 - đặc biệt sau tuyên bố áp thuế của Tổng thống Donald Trump ngày 2/4 - đã làm xấu thêm triển vọng kinh tế ngắn hạn của khu vực. Tuy nhiên, áp lực lạm phát thấp giúp nhiều quốc gia vẫn có thể nới lỏng chính sách tiền tệ để giảm tác động của cú sốc bên ngoài. IMF cũng cảnh báo châu Á dễ tổn thương do độ mở thương mại cao và vai trò then chốt trong chuỗi cung ứng toàn cầu.

IMF điều chỉnh kỳ vọng tăng trưởng kinh tế Trung Quốc còn 4,0% trong cả năm 2025 và năm 2026 do thuế quan tăng và sự bất ổn kéo dài về chính sách thương mại, dự kiến sẽ ảnh hưởng đến xuất khẩu và đầu tư trong tương lai. Tăng trưởng kinh tế của Nhật Bản cũng được dự báo chỉ ở mức 0,6% trong năm 2025, thấp hơn 0,5 điểm phần trăm so với dự báo đưa ra trước đó. Trong khi đó, dự báo tăng trưởng kinh tế Hàn Quốc được IMF điều chỉnh giảm xuống còn 1,0%, do nhu cầu trong nước yếu và xuất khẩu giảm mạnh. Tăng trưởng kinh tế của Ấn Độ được dự đoán ở mức 6,2% trong năm 2025 và 6,3% vào năm 2026.

Tăng trưởng kinh tế của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) được dự báo ở mức 4,1% vào năm 2025, thấp hơn so với mức 4,8% của năm 2024 và thấp hơn 0,6 điểm phần trăm so với dự báo đưa ra trước đó. IMF cũng dự kiến mức giảm đáng kể về triển vọng tăng trưởng kinh tế của một số quốc gia trong khu vực như Campuchia.

Ông Srinivasan nêu ra ba lý do khiến châu Á đặc biệt dễ bị ảnh hưởng bởi các cú sốc về chính sách thương mại. Thứ nhất là nhiều nền kinh tế châu Á rất cởi mở và hướng tới thương mại hàng hóa. Thứ hai, các nền kinh tế mới nổi của châu Á được hưởng lợi từ việc mở cửa trở lại tương đối sớm sau đại dịch COVID-19 và do đó, xuất khẩu phục hồi khá tốt. Thứ ba, các nước châu Á tiếp tục tăng cường tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu.

Người đứng đầu bộ phận châu Á – Thái Bình Dương của IMF cũng chỉ ra rằng sự kết hợp giữa việc tiếp cận nhiều hơn với thị trường Mỹ và bất ổn đáng kể về chính sách thương mại toàn cầu đã tạo ra điểm yếu cho khu vực. Căng thẳng thương mại leo thang, đặc biệt là giữa các nền kinh tế lớn, đã góp phần làm gia tăng đáng kể sự bất ổn về chính sách thương mại. Ngoài ra, biến động của thị trường tài chính gây ra sự gián đoạn gia tăng đối với dòng vốn và đầu tư đã tạo ra một rủi ro bổ sung cho khu vực châu Á – Thái Bình Dương.

Trong khi sự linh hoạt của tỷ giá hối đoái sẽ là một biện pháp bổ sung quan trọng để chống lại các cú sốc, ông Srinivasan khuyến nghị sự can thiệp của chính sách tiền tệ có thể phát huy tác dụng trong trường hợp thị trường tài chính biến động mạnh. Ngoài ra, các cải cách để phục hồi nhu cầu trong nước và tăng cường hội nhập khu vực cũng rất quan trọng để giảm sự phụ thuộc vào thị trường bên ngoài và tăng cường khả năng phục hồi trước những cú sốc toàn cầu. Đối với trung hạn, ông Srinivasan khuyến nghị các quốc gia trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương cần có cải cách cơ cấu bền vững để phục hồi năng suất và thúc đẩy tăng trưởng.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước