Giảm thuế giá trị gia tăng: "Đòn bẩy" kích cầu hiệu quả

Kate Trần-Thứ sáu, ngày 04/04/2025 21:05 GMT+7

bangdatally.xyz- Theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế, các chính sách giảm thuế, nhất là thuế giá trị gia tăng (GTGT) là một trong những giải pháp tạo ra "đòn bẩy" để kích cầu hiệu quả.

Hỗ trợ tiết giảm chi phí cho sản xuất - kinh doanh

Các chuyên gia kinh tế đánh giá, chính sách giảm thuế, nhất là thuế GTGT đã và đang hỗ trợ hiệu quả cho hoạt động sản xuất kinh doanh, kích cầu tiêu dùng, qua đó góp phần quan trọng cho tăng trưởng kinh tế.

Theo số liệu từ Bộ Tài chính, trong giai đoạn từ năm 2022 đến 6 tháng đầu năm 2025, Quốc hội đã quyết nghị giảm 2% thuế suất thuế giá trị gia tăng (GTGT) đối với các nhóm hàng hóa, dịch vụ đang áp dụng mức thuế suất thuế GTGT 10% (còn 8%), trừ một số nhóm hàng hóa, dịch vụ theo quy định.

Giảm thuế giá trị gia tăng: Đòn bẩy kích cầu hiệu quả - Ảnh 1.

Người tiêu dùng cũng là đối tượng sẽ được hưởng lợi trực tiếp của chính sách giảm thuế

Theo đó, năm 2022, việc thực hiện chính sách giảm thuế GTGT theo Nghị quyết số 43/2022/QH15 đã hỗ trợ cho doanh nghiệp và người dân tổng cộng khoảng 51,4 nghìn tỷ đồng, đã góp phần kích cầu tiêu dùng nội địa tăng cao, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng năm 2022 tăng 19,8% so với năm 2021. Năm 2023, việc giảm thuế GTGT 2% theo Nghị quyết số 101/2023/QH15 trong 6 tháng cuối năm 2023 đã hỗ trợ cho doanh nghiệp và người dân tổng cộng khoảng 23,4 nghìn tỷ đồng. Tính chung năm 2023, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng 9,6% so với năm 2022. Năm 2024, việc giảm thuế GTGT 2% theo Nghị quyết số 110/2023/QH15 và Nghị quyết số 142/2024/QH15 đã hỗ trợ cho doanh nghiệp và người dân tổng cộng khoảng 49 nghìn tỷ đồng. Tính chung năm 2024, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng 9,0% so với năm 2023.

Riêng trong 2 tháng đầu năm nay, số thuế GTGT được giảm theo Nghị quyết số 174/2024/QH15 ước khoảng 8,3 nghìn tỷ đồng. Nhờ một phần tác dụng của chính sách này mà tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng ước đạt 1.137,5 nghìn tỷ đồng, tăng 9,4% so với cùng kỳ năm trước; CPI tăng 3,27% so với cùng kỳ năm trước; lạm phát cơ bản tăng 2,97%.

Trao đổi với phóng viên VTV Times, TS. Mạc Quốc Anh - Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) TP. Hà Nội đánh giá, thực tế cho thấy, thông qua việc thực hiện chính sách giảm thuế GTGT 2%, thị trường hàng hóa sôi động hơn, giá cả các mặt hàng được giảm và ổn định. Trong bối cảnh khó khăn và thắt chặt chi tiêu, thị trường vẫn có nhiều động lực để kích thích người tiêu dùng, từ đó thúc đẩy sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, tạo công ăn việc làm cho người lao động. Nhìn chung, Chính phủ đã đạt được  mục tiêu đề ra khi xây dựng chính sách giảm thuế GTGT là kích cầu tiêu dùng, thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển.

Hơn thế nữa, "nếu như việc giảm 2% mức thuế GTGT giúp doanh nghiệp giảm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh, tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ thì bản thân người dân, người tiêu dùng cũng là đối tượng sẽ được hưởng lợi trực tiếp của chính sách này. Vì thông qua đó sẽ góp phần giảm trực tiếp chi phí của người dân trong việc tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ", ông Nguyễn Đoàn Tùng Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Chứng khoán Châu Á – Thái Bình Dương nhận định.

Tạo đà phát triển cho doanh nghiệp, góp phần tăng trưởng 2 con số năm 2025

Bộ Tài chính vừa trình dự thảo nghị định về giảm Thuế Giá trị gia tăng (GTGT), đề xuất mở rộng đối tượng được giảm thuế suất 2% so với trước và kéo dài thời gian áp dụng từ ngày 1/7/2025 - 31/12/2026. Đây là đợt giảm thuế GTGT quy mô lớn nhất từ trước đến nay, nhằm kích thích tiêu dùng, hỗ trợ người dân và doanh nghiệp.

Giảm thuế giá trị gia tăng: Đòn bẩy kích cầu hiệu quả - Ảnh 2.

Chính phủ "trợ lực" cho doanh nghiệp có thêm nguồn lực tài chính tái đầu tư vào mở rộng quy mô sản xuất

Đánh giá về dự thảo này, ông Tùng cho biết, điều mà nhiều người dân quan tâm là dự thảo lần này bổ sung nhiều ngành hàng vào diện giảm thuế GTGT. Trong đó có xăng, dầu – những măng mặt hàng thiết yếu đối với đời sống nhân dân. Các mặt hàng này cũng tác động lan tỏa đến hầu hết các lĩnh vực kinh tế và nằm trong cơ cấu giá thành của hàng hóa. Cho nên, khi xăng, dầu được giảm thuế thì sẽ góp phần bình ổn giá cả, giảm giá hàng hóa do được giảm chi phí vận chuyển, chi phí nguyên vật liệu đầu vào cho sản xuất…"Đây là một bước đi đúng hướng, phản ánh sự linh hoạt của Chính phủ trong việc điều hành chính sách để hỗ trợ nền kinh tế, hỗ trợ doanh nghiệp và người dân", ông Tùng nhấn mạnh.

Còn theo đại diện Hiệp hội DNNVV TP. Hà Nội, giảm chi phí tuân thủ pháp luật về thuế có thể coi như một sự "trợ lực" cho doanh nghiệp để họ có thêm nguồn lực tài chính tái đầu tư vào mở rộng quy mô sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, nâng cấp công nghệ sản xuất, tự động hóa dây chuyền tăng năng suất…để phát triển vững vàng hơn trong bối cảnh khó khăn hiện tại.

Ông Anh phân tích, kinh tế giai đoạn 2025 – 2026 còn nhiều khó khăn, doanh nghiệp vẫn đang trong tình trạng phục hồi nhẹ sau đại dịch thì lại phải đối mặt với những biến động toàn cầu về thuế quan. Chính sách giảm thuế sẽ tạo hiệu ứng lan tỏa, giảm bớt áp lực chi phí sản xuất cho doanh nghiệp, khuyến khích doanh nghiệp tư nhân mở rộng sản xuất để "lớn lên" và các startup đổi mới sáng tạo tự tin khởi nghiệp. "Chính phủ đã, đang và luôn đồng hành cùng với doanh nghiệp và người dân trong mọi hoàn cảnh để hỗ trợ kịp thời và hiệu quả, thông qua đó đạt mục tiêu tăng trưởng kinh tế năm 2025", ông Anh nhấn mạnh./.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước