Giải pháp đàm phán phi thuế quan với phía Mỹ

VTV Digital-Thứ sáu, ngày 11/04/2025 19:15 GMT+7

bangdatally.xyz - 90 ngày tới không phải là một khoảng thời gian ngắn nhưng Việt Nam cũng cần tiếp tục chủ động triển khai các giải pháp để cân bằng thương mại với Mỹ.

Ngày hôm qua, Mỹ đã thông báo chính thức lùi thời hạn áp thuế đối ứng 90 ngày. Đây là một tín hiệu vui với các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam. Các đơn hàng dở dang lại tiếp tục được sản xuất. 90 ngày tới không phải là một khoảng thời gian ngắn nhưng Việt Nam cũng cần tiếp tục chủ động triển khai các giải pháp để cân bằng thương mại với Mỹ, bằng giải pháp vĩ mô của Chính phủ, đến cả những nỗ lực ở từng doanh nghiệp.

Ngành nhựa Việt Nam năm ngoái xuất khẩu gần 10 tỷ USD, nhưng cũng nhập khẩu gần 1 tỷ USD tiền nguyên vật liệu và bán thành phẩm. Chính sách áp thuế từ Mỹ nêu rõ, các ngành sử dụng nguyên vật liệu có nguồn gốc từ Mỹ ít nhất là 20% sẽ được miễn phần thuế đó cho hàng hoá. Hiệp hội Nhựa khẳng định, thời gian tới, có thể tăng tỉ lệ nguyên vật liệu nhập khẩu từ thị trường này, vừa để chứng minh được nguồn gốc xuất xứ, vừa để cân bằng thương mại.

Bà Huỳnh Thị Mỹ - Phó Chủ tịch Hiệp hội Nhựa Việt Nam cho biết: "Sử dụng nguyên vật liệu nhựa từ Mỹ không chỉ là 20% mà chúng tôi có thể sử dụng 70- 80-90%, quan trọng là chúng tôi chứng minh được nguồn gốc xuất xứ. Đó là điểm thuận lợi.

Mỹ là một quốc gia sản xuất nguyên liệu, họ có chính sách không bán hàng trực tiếp cho Việt Nam, mà có thể thông qua một đơn vị thương mại đóng tại Singapore hoặc Hong Kong. Như vậy, kim ngạch đó trên giấy tờ không thể hiện từ Mỹ nhưng thực chất nguồn gốc xuất xứ là Mỹ. Điểm này sắp tới chúng tôi sẽ làm rõ hơn".

Giải pháp đàm phán phi thuế quan với phía Mỹ - Ảnh 1.

Việt Nam là một đối tác kinh tế quan trọng với Mỹ

Trước đó, vào trung tuần tháng 3, trong khuôn khổ chuyến công tác của Bộ trưởng Bộ Công thương, nhiều thỏa thuận thương mại giữa các doanh nghiệp hai quốc gia đã được ký kết, trị giá lên tới 90,3 tỷ USD. Thời gian tới, Việt Nam sẽ tiếp tục mua thêm các mặt hàng Mỹ có thế mạnh và Việt Nam có nhu cầu.

Ông Nguyễn Trí Hiếu - Chuyên gia Tài chính - ngân hàng chia sẻ: "Chúng ta có thể mua máy bay của Mỹ, Boeing của Mỹ. Mỹ có rất nhiều sản phẩm mà chúng ta có thể mua từ dược phẩm cho đến tất cả sản phẩm công nghệ, dầu hoả".

Ông John Rockhold - Thành viên ban lãnh đạo Hiệp hội Doanh nghiệp Mỹ tại Hà Nội nhận định: "Việt Nam là một đối tác kinh tế quan trọng với Mỹ. Chúng tôi đánh giá cao các thoả thuận thương mại giữa hai quốc gia thời gian qua. Điều quan trọng là chúng ta phải xúc tiến để có thể ngay lập tức triển khai các hợp đồng mua bán. Bởi lẽ cũng mất thời gian để các doanh nghiệp Mỹ chuẩn bị sản xuất và giao hàng, không phải là ngày một ngày hai".

Theo các chuyên gia kinh tế, Việt Nam cũng cần chủ động rà soát, xem xét hạn chế thấp nhất các rào cản phi thuế quan; tăng cường phối hợp, làm rõ các vấn đề thương mại mà Mỹ quan tâm. Ví dụ như trợ giá với ngành thuỷ sản.

Ông Nguyễn Trí Hiếu - Chuyên gia Tài chính - ngân hàng nêu ý kiến: "Mỹ thường dùng một quốc gia thứ ba như Pakistan, Bangladesh để xem giá hàng hoá ở đó như nào, so với giá hàng hoá ở Việt Nam. Nhưng so sánh đó rất chênh lệch, vì mỗi môi trường kinh doanh có chi phí khác nhau, không thể dùng chi phí ở Bangladesh để so với chi phí của ngư dân ở Việt Nam. Vì thế, chúng ta cần có những biện pháp cụ thể, dùng cơ sở nào để tính giá và chúng ta tuân thủ những cơ sở đó".

Theo Chỉ đạo của Thủ tướng, Việt Nam sẽ tiếp tục xử lý tốt các vấn đề liên quan chính sách tiền tệ theo luật pháp của Việt Nam và thông lệ quốc tế, để ổn định lãi suất, ổn định tỷ giá và cân bằng, phù hợp với nền kinh tế. Đồng thời, rà soát, kiểm soát chặt chẽ xuất xứ hàng hóa theo quy định pháp luật Việt Nam.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước