Dự án tái chế vải 1 tỷ USD ở Bình Định: Góp phần giúp Việt Nam vươn lên trong cuộc đua chuyển đổi xanh

Thanh Hải-Thứ bảy, ngày 26/04/2025 07:56 GMT+7

bangdatally.xyz - Tập đoàn Syre (Thụy Điển) với tỉnh Bình Định ký kết hợp tác đầu tư dự án tổ hợp sản xuất tái chế vải polyester dự kiến 1 tỷ USD.

Ngày 25/4, UBND tỉnh Bình Định và Tập đoàn Syre (Thụy Điển) tổ chức lễ ký kết bản ghi nhớ hợp tác đầu tư dự án tổ hợp sản xuất tái chế vải polyester tại Bình Định.

Bản ghi nhớ đánh dấu cam kết hợp tác giữa tỉnh Bình Định và Tập đoàn Syre nhằm đảm bảo các điều kiện, tiêu chí quan trọng được đáp ứng để tiến tới quyết định đầu tư xây dựng nhà máy tái chế vải đầu tiên của Syre tại Bình Định.

Qua đó, đảm bảo các tiêu chí then chốt, gồm khu công nghiệp gần hệ thống hạ tầng, nguồn năng lượng xanh, nguồn nguyên liệu đầu vào, cơ chế thí điểm cấp phép nhập khẩu nguyên liệu dệt may tái chế từ các quốc gia lân cận.

Dự án tái chế vải 1 tỷ USD ở Bình Định: Góp phần giúp Việt Nam vươn lên trong cuộc đua chuyển đổi xanh - Ảnh 1.

Chủ tịch tỉnh Bình Định tai buổi ký kết hợp tác

Phát biểu tại lễ ký kết, ông Hồ Quốc Dũng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Bình Định, nói đây không chỉ là sự kiện hợp tác đầu tư, mà còn là biểu tượng cho cam kết mạnh mẽ giữa hai bên trong thúc đẩy tăng trưởng xanh, phát triển kinh tế tuần hoàn và công nghiệp bền vững.

"Tỉnh Bình Định cam kết hỗ trợ tối đa, đồng hành cùng nhà đầu tư trong suốt quá trình triển khai dự án, đảm bảo các điều kiện tốt nhất để dự án được thực hiện nhanh chóng, hiệu quả, đúng pháp luật và phát triển lâu dài", ông Dũng nói.

Bí thư Tỉnh ủy Bình Định bày tỏ tin tưởng với uy tín, kinh nghiệm và sứ mệnh tiên phong của Tập đoàn Syre, cùng với sự quyết tâm và đồng hành của chính quyền tỉnh Bình Định, dự án sẽ sớm được triển khai và trở thành biểu tượng hợp tác Việt Nam – Thụy Điển trong ngành công nghiệp xanh, kinh tế tuần hoàn.

Theo đại diện Tập đoàn Syre, dự án tổ hợp sản xuất tái chế vải polyester có tổng mức đầu tư dự kiến 1 tỷ USD, công suất 250.000 tấn/năm, xây dựng trên diện tích khoảng 20 ha; dự kiến vận hành từ năm 2028.

Dự án tái chế vải 1 tỷ USD ở Bình Định: Góp phần giúp Việt Nam vươn lên trong cuộc đua chuyển đổi xanh - Ảnh 2.

Lãnh đạo tỉnh Bình Định ký kết hợp tác tỷ đô với Tập đoàn Syre (Thụy Điển).

Đại diện Tập đoàn Syre nói mục tiêu của dự án hướng tới xây dựng Việt Nam trở thành trung tâm toàn cầu đầu tiên về dệt may tuần hoàn, ứng dụng công nghệ cao theo tiêu chuẩn Hoa Kỳ và EU, theo định hướng phát triển bền vững, đạt mục tiêu phát thải ròng bằng "0" (Net Zero). Qua đó, góp phần đưa Việt Nam trở thành quốc gia dẫn đầu trong phát triển nền kinh tế tuần hoàn.

Trong thập kỷ tới, Tập đoàn Syre đặt mục tiêu xây dựng nhiều nhà máy tái chế sợi dệt Gigascale trên toàn cầu, hoàn thiện chu trình khép kín từ rác thải dệt may thành sợi polyester tuần hoàn ở từng khu vực.

Mỗi nhà máy gigascale được thiết kế với công suất hàng năm 100.000 - 250.000 tấn hạt nhựa PET chất lượng cao. Mỗi nhà máy dự kiến tạo ra 600 việc làm, bao gồm công nhân kỹ thuật tay nghề cao, chuyên gia kỹ thuật và nhân sự hỗ trợ vận hành.

Ngày 23/4, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã có buổi tiếp bà Susanna Campbell, Chủ tịch Tập đoàn Syre, Đại sứ Thụy Điển tại Việt Nam Johan Ndisi và Lãnh đạo tỉnh Bình Định đối với đề xuất đầu tư dự án Tổ hợp sản xuất tái chế vải Polyester.

Tại buổi làm việc, "Thủ tướng hoan nghênh Tập đoàn Syre dự kiến đầu tư tổ hợp tái chế vải polyester theo hướng sản xuất xanh, sạch, tận dụng phế liệu liên quan dệt may, góp phần cải thiện môi trường theo tinh thần của các Hội nghị từ COP 26 đến 28.

Thủ tướng cho biết, Bình Định rất thuận lợi cho dự án của Syre vì có môi trường đầu tư rất tốt; là một trung tâm về năng lượng sạch (điện gió, điện mặt trời), có hệ thống hạ tầng đồng bộ, như đường bộ cao tốc, sân bay quốc tế, cảng biển nước sâu, có môi trường, khí hậu tốt, đề nghị tỉnh và các bộ, ngành phối hợp chặt chẽ với tập đoàn trong quá trình triển khai dự án".

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước