Cần phát triển cân bằng thị trường tài chính

Ban Thời sự-Thứ ba, ngày 22/04/2025 20:44 GMT+7

bangdatally.xyz - Việt Nam cần mở rộng hơn đầu tư công hay thị trường trái phiếu doanh nghiệp, thị trường chứng khoán để dẫn vốn trung và dài hạn cho doanh nghiệp.

Các ngân hàng thương mại đang cung cấp khoảng 50,6% tổng lượng vốn cho nền kinh tế nhưng chủ yếu là cung cấp vốn cho vay ngắn hạn. Do đó, cần mở rộng hơn đầu tư công hay thị trường trái phiếu doanh nghiệp, thị trường chứng khoán để dẫn vốn trung và dài hạn cho doanh nghiệp. Nội dung này được nhấn mạnh tại hội thảo "Thị trường tài chính Việt Nam 2024 và triển vọng 2025".

Trong tổng lượng nhu cầu vốn cung ứng cho nền kinh tế, hệ thống ngân hàng đang chiếm tới hơn một nửa (50,6%), tiếp đến là nguồn vốn đầu tư công, chiếm khoảng 16,3%, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI chiếm 15%. Trong khi hai kênh cung ứng chính vốn trung và dài hạn là trái phiếu doanh nghiệp mới đóng góp 10,9%, còn cổ phiếu vỏn vẹn 3,3%. Do đó, chuyên gia nhấn mạnh cần phải phát triển cân bằng hơn thị trường tài chính.

Ông Cấn Văn Lực - Chuyên gia Kinh tế trưởng BIDV cho biết: "Bây giờ, chúng ta muốn phát triển đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, đầu tư vào cơ sở hạ tầng, thông thường các nước, người ta sẽ phải phát triển một là thị trường quỹ đầu tư, hai là kênh trái phiếu doanh nghiệp. Đây là hai kênh dẫn vốn cực kỳ quan trọng. Song song với nó là kênh trái phiếu Chính phủ, để chúng ta có thêm nguồn lực cho đầu tư công của Việt Nam và cũng tạo ra một chuẩn mực về lãi suất. Trên cơ sở đó, các tổ chức tín dụng, các doanh nghiệp có thể phát hành trái phiếu doanh nghiệp".

Một điểm đáng lưu ý khác là tốc độ tăng tín dụng luôn cao hơn so với tốc độ tăng huy động vốn, liên tục trong 4 năm gần đây. Con số này cho thấy thanh khoản hệ thống ngân hàng có xu hướng thu hẹp lại, do đang chịu áp lực cung ứng vốn quá lớn cho nền kinh tế. Vì thế, cần phát triển thêm các quỹ đầu tư, các tổ chức tín dụng phi ngân hàng như công ty tài chính, công ty cho thuê tài chính.

Ông Phạm Xuân Hòe - Tổng Thư ký Hiệp hội Cho thuê tài chính Việt Nam nêu ý kiến: "Ngân hàng phải cấp quá nhiều vốn trung và dài hạn, với tỷ lệ cao thì đương nhiên căn bệnh thanh khoản của hệ thống ngân hàng luôn luôn thường trực, dẫn đến rủi ro về lãi suất, cũng như rủi ro thanh khoản. Nếu thị trường trái phiếu phát triển tốt thì vốn trung dài hạn sẽ lấy từ thị trường, giảm áp lực vốn trung dài hạn cho hệ thống ngân hàng".

Ông Nguyễn Bá Hùng - Chuyên gia Kinh tế trưởng tại Việt Nam, Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) nhận định: "Có thể có các dịch vụ liên quan đến bảo lãnh tín dụng, có nghĩa là họ có nguồn lực để bảo lãnh trái phiếu làm cho độ rủi ro của trái phiếu giảm đi. Và độ hấp dẫn của trái phiếu đối với nhà đầu tư tốt hơn, cũng như chi phí phát hành trái phiếu của doanh nghiệp giảm đi. Họ làm cho thị trường trái phiếu sôi động hơn".

Báo cáo cũng nhận định, với mục tiêu tăng trưởng kinh tế 8%, nhu cầu vốn đầu tư của nền kinh tế trong năm nay rất lớn. Thị trường cổ phiếu và trái phiếu doanh nghiệp cũng có cơ hội tăng trưởng, nếu như đáp ứng được các quy định về minh bạch thông tin, để cải thiện niềm tin của các nhà đầu tư.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước