Các ngành sản xuất tại Ấn Độ chịu tác động thuế quan

VTV Digital-Thứ sáu, ngày 04/04/2025 17:19 GMT+7

bangdatally.xyz - Trước mức thuế quan mới làm rung chuyển thương mại toàn cầu, các doanh nghiệp Ấn Độ đang có những phản ứng trái chiều.

Trong công bố mức thuế quan áp lên các đối tác thương mại ngày hôm qua, Tổng thống Mỹ Donald Trump áp mức thuế 26% lên hàng hoá sản phẩm từ Ấn Độ. Trước mức thuế quan mới làm rung chuyển thương mại toàn cầu, các doanh nghiệp Ấn Độ đang có những phản ứng trái chiều. Từ nhà máy sản xuất linh kiện ô tô cho tới các xưởng may mặc xuất khẩu, câu hỏi lớn được đặt ra: đây là thách thức hay cơ hội?

Tại thành phố Rajkot, bang Gujarat - thủ phủ của ngành công nghiệp phụ trợ và sản xuất linh kiện cơ khí - không khí trong các xưởng sản xuất đang có phần chùng xuống. Những tiếng máy móc vẫn đều đều vang lên, nhưng trong lòng các chủ doanh nghiệp, là một sự bất an rõ rệt.

Ông Narendra Panchani - Chủ tịch Hiệp hội kỹ thuật Rajkot cho biết: "Tổng thống Trump nói trong cuộc họp báo rằng "Ấn Độ là bạn tốt của chúng tôi và Thủ tướng Modi cũng là bạn của tôi. Nhưng thuế quan của Ấn Độ quá cao và nên được giảm xuống". Chúng tôi hiểu thông điệp này là gì. Nhưng với ngành sản xuất như chúng tôi, việc Mỹ áp thuế trở lại khiến toàn bộ chuỗi cung ứng bị xáo trộn, ảnh hưởng đến xuất khẩu và việc làm".

Các ngành sản xuất tại Ấn Độ chịu tác động thuế quan - Ảnh 1.

Tổng thống Mỹ Donald Trump áp mức thuế 26% lên hàng hoá sản phẩm từ Ấn Độ

Mức thuế mới được cho là phản ánh chính sách "thuế quan có đi có lại mà ông Trump theo đuổi, trong đó Mỹ sẽ áp cùng mức thuế mà các nước áp lên hàng Mỹ. Tuy nhiên, với nhiều doanh nghiệp Ấn Độ, đặc biệt là trong ngành sản xuất linh kiện xe, đây là một cú sốc lớn.

Ông Piyush Parsana - Giám đốc điều hành, Gurudev Auto Industries chia sẻ: "Thị trường toàn cầu đã chững lại rồi. Doanh số đã sụt giảm và giờ chúng tôi lại phải gánh thêm thuế. Đó là một áp lực kép. Trong ngắn hạn, tôi không thấy tín hiệu hồi phục. Nhưng nếu Chính phủ có các biện pháp hỗ trợ phù hợp thì vẫn có hy vọng".

Trái ngược với sự lo ngại từ khu vực công nghiệp nặng, tại Faridabad - nơi tập trung nhiều xưởng sản xuất may mặc - phản ứng lại mang nhiều sắc thái chờ đợi và kỳ vọng.

Ông Tony Uppal - Chủ tịch & Nhà sáng lập, Pee-Empro Exports nêu ý kiến: "Tôi nghĩ vẫn có thể là tích cực. Thuế này không chỉ áp với Ấn Độ, mà còn lên cả các nước khác. Người mua hàng từ Mỹ sẽ phải lựa chọn lại nguồn cung. Và nếu xét về chi phí, Ấn Độ có thể trở thành điểm đến hấp dẫn. Nhưng chúng tôi cần đợi các chi tiết cụ thể của chính sách".

Ngành dệt may Ấn Độ từ lâu vẫn cạnh tranh sát sao với Trung Quốc trong việc xuất khẩu sang Mỹ. Với mức thuế mới mà Mỹ đang áp lên Trung Quốc, một số ngành như may mặc, da giày và hàng tiêu dùng có thể có cơ hội tăng thị phần. Thị trường tài chính cũng ghi nhận những dao động ban đầu, song một số nhà đầu tư vẫn giữ tâm lý lạc quan.

Ông Sundar Ramnani - Nhà đầu tư tại Mumbai nhận định: "Thị trường sẽ tìm được điểm cân bằng. Chính sách của ông Trump có thể gây ảnh hưởng trong ngắn hạn, nhưng về lâu dài, Ấn Độ vẫn là một nền kinh tế đang phát triển mạnh mẽ. Tôi tin thị trường sẽ phục hồi và thậm chí còn vươn cao hơn".

Trong khi các phân khúc ngành khác nhau đang có cách tiếp cận riêng, một điều rõ ràng là chính sách thuế quan của Mỹ đang buộc doanh nghiệp Ấn Độ phải đánh giá lại chiến lược kinh doanh, tìm kiếm cơ hội mới và chuẩn bị cho những thay đổi sâu sắc trong cấu trúc thương mại toàn cầu.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước