Phát triển nguồn nhân lực 11 nghìn người với giáo dục đặc biệt đến năm 2030

Khánh Nguyễn-Thứ ba, ngày 11/03/2025 06:17 GMT+7

Phó vụ trưởng Vụ Giáo dục Phổ thông Tạ Ngọc Trí trao đổi tại họp báo

bangdatally.xyz - Đến năm 2030: Khoảng 3.300 giáo viên và 7.400 viên chức hỗ trợ giáo dục người khuyết tật làm việc trong các cơ sở giáo dục đối với người khuyết tật.

Tại buổi Họp báo công bố Quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục đại học và sư phạm và Quy hoạch hệ thống cơ sở giáo dục chuyên biệt đối với người khuyết tật và hệ thống trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 (chiều 7/3), ông Tạ Ngọc Trí – Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục phổ thông (Bộ GD&ĐT) chia sẻ về một số giải pháp phát triển nguồn nhân lực đối với giáo dục đặc biệt.

Ông Tạ Ngọc Trí nhấn mạnh, nhóm biên soạn đã tính đến nguồn nhân lực để đảm bảo cho Quy hoạch được thực hiện thành công. Đội ngũ nhân lực dành cho hệ thống cơ sở giáo dục chuyên biệt đối với người khuyết tật và hệ thống trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập được cấu thành bởi 2 lực lượng: Thứ nhất, giáo viên tốt nghiệp khoa giáo dục đặc biệt. Thứ hai, giáo viên dạy văn hóa được bồi dưỡng thêm và có chứng chỉ về giáo dục hòa nhập. Đây là lực lượng chiếm nhiều hơn.

Ngoài khoa giáo dục đặc biệt của Trường ĐH Sư phạm Hà Nội đào tạo giáo viên, nhân viên hỗ trợ người khuyết tật, cũng có một số trường thực hiện chức năng này như: Trường ĐH Sư phạm TP Hồ Chí Minh, Trường ĐH Thủ đô Hà Nội… Một số nơi khác đang rục rịch điều đó.

Ông Tạ Ngọc Trí, Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Phổ thông cho biết: Đội ngũ nhân lực dành cho hệ thống chuyên biệt được cấu thành bởi hai lực lượng là sinh viên tốt nghiệp tại các khoa, ngành giáo dục đặc biệt và các giáo viên trung học cơ sở được bồi dưỡng thêm chuyên môn. Trong đó, lực lượng thứ hai đang chiếm số lượng lớn hơn. Hiện nay, tại một số cơ sở giáo dục đại học, ngành giáo dục đặc biệt đã thực hiện chức năng đào tạo sinh viên, đáp ứng nhu cầu của xã hội.

Ông Tạ Ngọc Trí nhìn nhận, Quy hoạch hệ thống cơ sở giáo dục chuyên biệt đối với người khuyết tật và hệ thống trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập thời kỳ 2021-2030 ra đời là tín hiệu tốt để các nhà trường mở rộng phạm vi.

Đây cũng là cơ sở để Bộ GD&ĐT xây dựng chính sách phát triển ngành này. Từ đó, tiếp tục cung cấp cho xã hội đội ngũ giáo viên giáo dục đặc biệt. Trên cơ sở đó , bảo đảm nguồn nhân lực thực hiện thành công Quy hoạch này trong thời gian tới.

Quy hoạch hệ thống cơ sở giáo dục chuyên biệt đối với người khuyết tật và hệ thống trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 đặt mục tiêu phát triển đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên và viên chức hỗ trợ giáo dục người khuyết tật: Đủ về số lượng, đạt trình độ chuẩn được đào tạo và đáp ứng quy định về giáo dục đối với người khuyết tật, 100% cán bộ quản lý, giáo viên và viên chức hỗ trợ giáo dục người khuyết tật trong các cơ sở giáo dục chuyên biệt đối với người khuyết tật và trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập đạt chuẩn trình độ đào tạo về chuyên môn phù hợp với vị trí việc làm.

Cụ thể, đến năm 2030: Khoảng 3.300 giáo viên và 7.400 viên chức hỗ trợ giáo dục người khuyết tật làm việc trong các cơ sở giáo dục đối với người khuyết tật, trong đó được bổ sung mới 900 giáo viên và 5.500 viên chức hỗ trợ giáo dục người khuyết tật.

Đến năm 2050: Khoảng 4.900 giáo viên và 10.900 viên chức hỗ trợ giáo dục người khuyết tật làm việc trong các cơ sở giáo dục đối với người khuyết tật, trong đó được bổ sung mới 1.600 giáo viên và 4.400 viên chức hỗ trợ giáo dục người khuyết tật.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước