Kỳ vọng càng lớn, trẻ càng áp lực

Khánh Nguyễn-Thứ năm, ngày 13/03/2025 15:30 GMT+7

bangdatally.xyz - Ngày nay, mỗi gia đình thường chỉ có từ 1 đến 2 con, vì vậy, sự kỳ vọng lớn lao vào con cái trở thành một xu hướng tâm lý phổ biến.

Đừng áp lực lên trẻ phải trở thành quán quân hay vô địch

"Hãy để con được sống trong sự yêu thương và lớn lên với tuổi thơ vô tư, hồn nhiên, không có áp lực trước khi đặt lên vai con những kỳ vọng thành công hay trở thành nhà vô địch. Một tuổi thơ vô tư sẽ là nền tảng cho một tương lai rộng mở và thành công" là thông điệp tại Tọa đàm "Để trẻ em Việt lớn lên với tuổi thơ không áp lực" vừa được Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam - Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức sáng 13/3 tại Hà Nội.

Các đại biểu tham dự đều đồng tình cho rằng, đây là chủ đề quan trọng và thiết thực, bởi tuổi thơ là giai đoạn nền tảng, ảnh hưởng sâu sắc đến sự phát triển toàn diện của mỗi con người.

Trong xã hội hiện đại, trẻ em đang phải đối mặt với nhiều áp lực từ học tập, gia đình và xã hội. Những áp lực này không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần mà còn làm giảm đi niềm vui và sự hồn nhiên của tuổi thơ. Theo nghiên cứu của UNICEF, sức khỏe tâm thần và tâm lý xã hội của trẻ em và thanh thiếu niên tại Việt Nam đang gặp nhiều thách thức. Áp lực học tập, kỳ vọng từ gia đình và sự cạnh tranh trong xã hội là những yếu tố chính gây ra tình trạng này.

Một nghiên cứu khác của UNICEF cũng chỉ ra rằng, trường học là một trong những môi trường ảnh hưởng đến sự phát triển tâm lý xã hội quan trọng nhất của trẻ. Trẻ em dành phần lớn thời gian của mình tại trường học, nơi cung cấp các yếu tố tác động đến sức khỏe tâm thần của trẻ. Tuy nhiên, áp lực học tập tại trường học cũng là một trong những nguyên nhân gây ra stress và các vấn đề tâm lý khác cho trẻ. Áp lực học tập không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần mà còn gây ra những hậu quả nghiêm trọng đối với sức khỏe thể chất của trẻ. Theo một báo cáo, nhiều học sinh phải học trên 10 tiếng mỗi ngày, dẫn đến việc chỉ được ngủ dưới 8 tiếng mỗi ngày. Thiếu ngủ kéo dài có thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe như mệt mỏi, suy giảm trí nhớ và khả năng tập trung, thậm chí là các vấn đề về tim mạch.

Kỳ vọng càng lớn, trẻ càng áp lực - Ảnh 1.

Các đại biểu dự tọa đàm

Ngoài ra, áp lực từ gia đình cũng là một yếu tố quan trọng. Nhiều bậc phụ huynh có xu hướng đặt kỳ vọng quá cao vào con cái, mong muốn con đạt được những thành tích vượt trội, phải là xếp thứ nhất, phải là quán quân, phải là vô địch để hãnh diện. Tuy nhiên, điều này vô tình tạo ra một gánh nặng tâm lý rất lớn cho trẻ.

Trẻ em cần được yêu thương và hỗ trợ, không phải là những cỗ máy đạt thành tích. Chính vì vậy, các trao đổi tại tọa đàm nhằm mục đích tìm ra những giải pháp, phương pháp giáo dục và môi trường sống tốt nhất để trẻ em có thể phát triển một cách toàn diện, hạnh phúc và vô tư.

Giành giải nhất hay điểm số cao là mục tiêu quá nhỏ với tiểu học

Chia sẻ tại tọa đàm, GS.TS Lê Anh Vinh - Viện trưởng Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam - Bộ Giáo dục và Đào tạo cho hay, trong vai trưởng đoàn dẫn đoàn học sinh Việt Nam tham dự kỳ thi Toán Quốc tế Olympic, ông nhận ra rằng: với học sinh tiểu học, việc phải giành điểm số cao, trở thành quán quân hay nhà vô địch là mục tiêu quá nhỏ và dễ đạt được. Mục tiêu cao hơn và khó đạt được lại chính là để trẻ được phát triển toàn diện, được lớn lên với tuổi thơ vô tư, hồn nhiên, được phát huy hết khả năng của mình mà không phải chịu bất cứ áp lực nào.

Kỳ vọng càng lớn, trẻ càng áp lực - Ảnh 2.

GS.TS Lê Anh Vinh - Viện trưởng Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam - Bộ Giáo dục và Đào tạo chia sẻ tại tọa đàm.

"Thành tích, xếp thứ hạng là mục tiêu quá nhỏ với tuổi thơ, bậc tiểu học, mục tiêu lớn hơn cần theo đuổi là hãy để cho con được sống với tuổi thơ của mình, không có áp lực", GS.TS Lê Anh Vinh nói.

Ngoài ra, áp lực từ gia đình cũng là một yếu tố quan trọng. Nhiều bậc phụ huynh có xu hướng đặt kỳ vọng quá cao vào con cái, mong muốn con đạt được những thành tích vượt trội, phải là xếp thứ nhất, phải là quán quân, phải là vô địch để hãnh diện. Tuy nhiên, điều này vô tình tạo ra một gánh nặng tâm lý rất lớn cho trẻ.

Các đại biểu tham dự Tọa đàm khuyến nghị, gia đình, các bậc cha mẹ học sinh phải hiểu và thực đồng bộ hài hòa các quyền của trẻ em, không tạo áp lực đối với con cháu, lấy nguyên tắc mục tiêu "Lấy trẻ em làm trung tâm, hãy dành những gì tốt nhất cho trẻ em" và lắng nghe trẻ em, đáp ứng tâm tư nguyện vọng của trẻ em. Cha mẹ phải thực hiện trách nhiệm nuôi dưỡng giáo dục con trở thành công dân có ích cho xã hội, để theo kịp và thích ứng với cuộc cách mạng khoa học công nghệ hiện nay.

Gia đình, các bậc cha mẹ học sinh phải học tập, trang bị kiến thức kỹ năng chăm sóc giáo dục trẻ em, tâm lý xã hội đối với trẻ em, hiểu trẻ em, từ đó có cách nuôi dạy con cháu khoa học, hiểu đánh giá năng lực, năng khiếu và khả năng của con, không chạy theo trào lưu, theo ước vọng xa vời, không gây áp lực đối với con cái.

Không lạm dụng quyền cha mẹ, và hiểu sai về cách yêu thương chăm lo cho con cái để gây áp lực cho trẻ em khiến trẻ bị ép buộc phải làm theo mong muốn của cha mẹ.

Kỳ vọng càng lớn, trẻ càng áp lực - Ảnh 3.

Các trao đổi tại tọa đàm nhằm mục đích tìm ra những giải pháp, phương pháp giáo dục và môi trường sống tốt nhất để trẻ em có thể phát triển một cách toàn diện, hạnh phúc và vô tư.

Trẻ em cần được yêu thương và hỗ trợ, không phải là những cỗ máy đạt thành tích. Thông qua buổi tọa đàm này, các bậc phụ huynh cũng sẽ có thêm nhiều kiến thức, hiểu biết và cùng nhau xây dựng một môi trường tốt đẹp hơn cho trẻ em Việt Nam.

Áp lực lên trẻ dù gián tiếp hay trực tiếp là vi phạm quyền trẻ em

Mục tiêu của Đảng và Nhà nước trong bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em là tạo môi trường sống an toàn, thân thiện, lành mạnh cho mọi trẻ em, để thực hiện ngày càng tốt hơn quyền trẻ em. Để mọi trẻ em được phát triển đầy đủ thể chất, trí tuệ và tinh thần, đảm bảo các em được thụ hưởng đầy đủ các quyền: quyền sống còn, quyền bảo vệ, quyền phát triển và quyền tham gia. Cụ thể hóa thành 25 quyền trong Luật trẻ em 2016.

Áp lực là tình trạng trẻ nào cũng có thể phải đối mặt trong suốt hành trình lớn lên của mình. Tình trạng áp lực có thể xảy ra bởi nhiều nguyên nhân và gây ra những tác hại khôn lường, làm ảnh hưởng đến thể chất, tinh thần của trẻ. Áp lực có thể gây ra những tác hại đến tinh thần và thể chất của trẻ.

Việc gây áp lực lên trẻ dù là gián tiếp hay trực tiếp cũng là vi phạm quyền trẻ em. Tuy nhiên để chỉ rõ ra điều luật có thể rất khó quy kết, nếu chúng ta không có tiếp cận khách quan, phải thực hiện đồng bộ, đầy đủ và phù hợp các quyền, vận dụng khoa học và hợp lý.

Kỳ vọng càng lớn, trẻ càng áp lực - Ảnh 4.

TS. Đoàn Thị Thúy Hạnh - PGĐ Trung tâm phát triển bền vững chất lượng GDPT Quốc gia (Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam; TS. Thạch Thị Lan Anh - Phó Hiệu trưởng Trường TH,THCS&THPT Thực Nghiệm Khoa học Giáo dục (Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam); ThS. Bùi Ngọc Diệp - Phó trưởng phòng Nghiên cứu phát triển chương trình giáo dục phổ thông, Trung tâm PTBVCLGDPT Quốc gia (Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam); PGS.TS Trần Thành Nam - Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Giáo dục (Đại học Quốc gia Hà Nội); TS. Tạ Ngọc Trí - Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Phổ thông (Bộ GD&ĐT) chia sẻ tại tọa đàm.

Một số hình ảnh ghi nhận tại tọa đàm:

Kỳ vọng càng lớn, trẻ càng áp lực - Ảnh 5.
Kỳ vọng càng lớn, trẻ càng áp lực - Ảnh 6.
Kỳ vọng càng lớn, trẻ càng áp lực - Ảnh 7.
Kỳ vọng càng lớn, trẻ càng áp lực - Ảnh 8.
Kỳ vọng càng lớn, trẻ càng áp lực - Ảnh 9.
Kỳ vọng càng lớn, trẻ càng áp lực - Ảnh 10.
Kỳ vọng càng lớn, trẻ càng áp lực - Ảnh 11.
Kỳ vọng càng lớn, trẻ càng áp lực - Ảnh 12.
Kỳ vọng càng lớn, trẻ càng áp lực - Ảnh 13.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước