Sức khỏe Trái đất nhìn từ dự báo về thời tiết cực đoan

Nhã Khanh ((Theo Time và Met Office)-Thứ tư, ngày 16/04/2025 14:52 GMT+7

Trái đất ấm lên làm tan các sông băng (Ảnh: Pexels)

bangdatally.xyz - Những tác động của biến đổi khí hậu khiến cho việc dự báo thời tiết trở nên khó khăn hơn do có sự xuất hiện ngày một nhiều những hiện tượng bất thường, cực đoan.

Ngay cả 4 mùa Xuân - Hạ - Thu - Đông cũng sẽ không còn như trước với đà tăng nhiệt liên tục lập kỷ lục như hiện nay.

Trong thông điệp nhân Ngày Khí tượng Thế giới năm 2025, ông António Guterres, Tổng thư ký Liên hợp quốc, đã nhấn mạnh tầm quan trọng của các hệ thống cảnh báo sớm các hiện tượng thời tiết cực đoan như: sóng thần, siêu bão, hạn hán, sóng nhiệt… và cho biết đây là khoản đầu tư thiết yếu, có thể mang lại lợi ích rất lớn. Tuy nhiên, có một thực tế là gần một nửa số quốc gia trên thế giới chưa được tiếp cận một cách đầy đủ, đúng mức với hệ thống cảnh báo. Trong bối cảnh bùng nổ về thông tin như hiện nay, khả năng người dân có được các thông tin, cảnh báo về thời tiết để có giải pháp ứng phó kịp thời, hạn chế tối đa những hậu quả đối với cuộc sống, sức khỏe lại vẫn hạn chế.

Sức khỏe Trái đất nhìn từ dự báo về thời tiết cực đoan - Ảnh 1.

Cơn bão Helene cuối tháng 9/2024 gây ngập lụt nghiêm trọng tại nước Mỹ (Ảnh: AFP)

Mặc dù Thái Bình Dương đang chuyển sang giai đoạn La Nina, năm 2025 vẫn được dự báo là một trong ba năm ấm nhất được ghi nhận. Theo cơ quan giám sát khí hậu Copernicus của Liên minh châu Âu, tháng 1 vừa qua là tháng nóng nhất từng được ghi nhận, với nhiệt độ bề mặt trung bình toàn cầu cao hơn 1,75 độ C so với mức trước thời kỳ công nghiệp. Điều này đánh dấu tháng thứ 19 liên tiếp ghi nhận nhiệt độ tăng cao, trong đó có 18 tháng vượt ngưỡng 1,5 độ C - một con số đáng lo ngại trong bối cảnh Thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu đặt mục tiêu hạn chế mức gia tăng nhiệt độ toàn cầu dưới mức này.

Sức khỏe Trái đất nhìn từ dự báo về thời tiết cực đoan - Ảnh 2.

Những kỷ lục về nhiệt độ liên tục được thiết lập (Ảnh: iStock)

Mặc dù các chuyên gia từng kỳ vọng, nhiệt độ sẽ giảm nhẹ khi El Nino suy yếu và La Nina bắt đầu có tác dụng làm mát, nhưng thực tế lại khác. Dữ liệu gần đây cho thấy, nhiệt độ vẫn duy trì ở mức kỷ lục, đã làm dấy lên câu hỏi về những yếu tố khác đang tác động đến quá trình này. Năm 2024 đã được ghi nhận là năm nóng nhất trong lịch sử. Xu hướng tăng nhiệt dự đoán sẽ còn tiếp tục và điều này có thể dẫn tới sự thay đổi về các mùa trong năm ở nhiều khu vực trên thế giới.

"Trái đất có sự cân bằng rất bấp bênh. Khi độ dài của các mùa bắt đầu thay đổi thì sẽ có thể tác động đến cả hệ thống của Trái đất theo cách không lường trước được”. Ben Kirtman, Giáo sư về khoa học khí quyển tại Đại học Miami cho biết. Còn Phó Giáo sư Akintomide Akinsanola tại Đại học Illinois (Chicago) cho rằng, mùa Hè sẽ kéo dài hơn trong khi mùa Xuân và mùa Thu sẽ ngắn hơn. Những tháng mùa Đông cũng sẽ ngắn lại nhưng sẽ mang đến nhiều mưa hoặc tuyết, bão tuyết hơn cho các nơi, chẳng hạn như Hoa Kỳ.

Các chuyên gia đồng ý rằng, biến đổi khí hậu đang dẫn đến mùa Đông ngắn hơn và ấm hơn ở Bắc Mỹ. Nhưng điều đó không có nghĩa là những cơn bão mùa Đông sẽ trở thành dĩ vãng. Trên thực tế, biến đổi khí hậu đang khiến các cơn bão trở nên dữ dội hơn. Khi bầu khí quyển của Trái đất ấm lên, nó có thể thu thập và giữ nhiều độ ẩm hơn - có nghĩa là nhiều lượng mưa hơn. Khi Bắc Cực ấm lên, các hệ thống áp suất cao hình thành trong bầu khí quyển của khu vực, đẩy các luồng không khí lạnh di chuyển về phía Nam, tạo ra những cơn bão mạnh hơn. Mặc dù hiện tượng này đã xảy ra trong nhiều năm, nhưng nhiệt độ ấm có nghĩa là những đợt xâm nhập này xảy ra thường xuyên hơn.

Sức khỏe Trái đất nhìn từ dự báo về thời tiết cực đoan - Ảnh 3.

Những làn sóng nhiệt ảnh hưởng rất lớn đời cuộc sống và các hoạt động sản xuất (Ảnh: Getty Images)

Những thay đổi về mùa cũng sẽ có tác động lớn đến môi trường - làm thay đổi mùa sinh trưởng của thực vật và thay đổi mô hình di cư của động vật. Khi mùa xuân rút ngắn, mùa hè khắc nghiệt kéo dài với nắng nóng, sóng nhiệt sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới chu kỳ trồng trọt, an ninh lương thực, năng suất, tăng nguy cơ hạn hán, cháy rừng... Trong khi đó, lượng mưa tăng, diễn biến phức tạp của lũ lụt có thể khiến những khu vực có cơ sở hạ tầng cũ kỹ có nguy cơ bị ảnh hưởng nghiêm trọng, đặc biệt là ở những khu vực không được chuẩn bị sẵn sàng để đối phó.

Biến đổi khí hậu cũng khiến con người phải đối mặt với nhiều rủi ro về sức khỏe hơn. Các yếu tố như ô nhiễm không khí và nhiệt độ cực cao được biết là làm tăng nguy cơ mắc bệnh hô hấp, tim mạch và đột quỵ. Trong đó, những cộng đồng người yếu thế, thu nhập thấp sẽ gánh chịu hậu quả nặng nề nhất.

Biến đổi khí hậu làm gia tăng số ca tử vong liên quan nắng nóng Biến đổi khí hậu làm gia tăng số ca tử vong liên quan nắng nóng

bangdatally.xyz - Biến đổi khí hậu là nguyên nhân làm gia tăng số ca tử vong liên quan nắng nóng, trong đó người dân khu vực thành thị có nguy cơ tử vong cao hơn.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước