Nghệ thuật Lân, Sư, Rồng ở TP Hồ Chí Minh được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia

Thu Trang - Ảnh: BTC-Chủ nhật, ngày 30/03/2025 20:11 GMT+7

bangdatally.xyz - Sáng 30/3, Sở VHTT TP Hồ Chí Minh đã tổ chức Lễ công bố Quyết định công nhận Nghệ thuật Lân, Sư, Rồng và Quyết định xếp hạng Di tích lịch sử - văn hóa cấp thành phố.

Tham dự chương trình có các đồng chí: Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Thành ủy TP Hồ Chí Minh Nguyễn Mạnh Cường; Bí thư Thành ủy TP Thủ Đức Nguyễn Hữu Hiệp; Phó Chủ tịch UBND TP Hồ Chí Minh Trần Thị Diệu Thúy, Giám đốc Sở VHTT Trần Thế Thuận…

Tại buổi lễ, Phó Giám đốc Sở VHTT TP Hồ Chí Minh Nguyễn Minh Nhựt đã công bố quyết định của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc đưa Nghệ thuật Lân, Sư, Rồng của người Hoa tại thành phố vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia. Đồng thời, công bố quyết định của Chủ tịch UBND TP Hồ Chí Minh về việc xếp hạng 7 di tích lịch sử - văn hóa cấp thành, gồm: 3 di tích lịch sử đình làng tại TP Thủ Đức: Đình Thần Long Bình, Đình Thần Long Hòa, Đình Thần An Khánh và 4 di tích kiến trúc nghệ thuật: Trường Đại học Sài Gòn (Quận 5), Đền Bà Mariamman, Trường THPT Trưng Vương, Chợ Tân Định (Quận 1).

Nghệ thuật Lân, Sư, Rồng ở TP Hồ Chí Minh được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia - Ảnh 1.

Phó Chủ tịch UBND TP Hồ Chí Minh - Trần Thị Diệu Thúy - trao quyết định công nhận Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia cho Nghệ thuật Lân, Sư, Rồng

Lân, Sư, Rồng là một hình thức nghệ thuật trình diễn đặc trưng của người Hoa tại TP Hồ Chí Minh. Khu Sài Gòn - Chợ Lớn được xem như cái nôi nuôi dưỡng và phát triển nhiều đoàn lân nổi tiếng, thừa hưởng nhiều nét tinh túy của các thế hệ võ sư đỉnh cao gắn bó mật thiết với biểu diễn.

Nghệ thuật biểu diễn Lân, Sư, Rồng ở vùng Chợ Lớn có từ hàng trăm năm nay. Đây không chỉ là môn nghệ thuật, võ thuật, mà còn đem đến điềm lành, may mắn, bình an cho mọi người. Người Á đông quan niệm, dùng lân múa có thể xua đuổi tà ma, còn ông Địa sẽ mang điềm lành đến cho nhân gian, hình ảnh con rồng là cội nguồn của dân tộc, mang lại mưa thuận gió hòa, đời sống cơm no, áo ấm cho nhân dân.

Nghệ thuật Lân, Sư, Rồng ở TP Hồ Chí Minh được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia - Ảnh 2.

Lãnh đạo TP Hồ Chí Minh trao quyết định công nhận các di tích lịch sử văn hóa cấp thành phố

Như vậy hiện nay TP Hồ Chí Minh hiện có 7 Di sản văn hóa phi vật thể cấp Quốc gia bao gồm: Ca trù và Nghệ thuật đờn ca tài tử Nam Bộ (được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại), Lễ hội Nghinh Ông huyện Cần Giờ, Tết Nguyên Tiêu Quận 5, Lễ hội Khai hạ - Cầu an tại Lăng Ông Tả quân Lê Văn Duyệt, Vovinam - Việt Võ Đạo và Nghệ thuật Lân, Sư, Rồng.

Sau lễ công bố quyết định, Liên đoàn Lân, Sư, Rồng TP Hồ Chí Minh và các quận, huyện liên quan sẽ xây dựng kế hoạch bảo tồn và phát huy di sản văn hóa phi vật thể loại hình nghệ thuật trình diễn dân gian này gắn với du lịch, góp phần phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội TP Hồ Chí Minh.

Lễ hội Áo dài: Sức hút lớn cho Du lịch TP Hồ Chí Minh Lễ hội Áo dài: Sức hút lớn cho Du lịch TP Hồ Chí Minh Tuổi trẻ TP Hồ Chí Minh bắt đầu hành trình “Biên giới, biển đảo trong tim tôi” 2025 Tuổi trẻ TP Hồ Chí Minh bắt đầu hành trình “Biên giới, biển đảo trong tim tôi” 2025 TP Hồ Chí Minh với những dấu ấn và thành tựu nổi bật trong 50 năm TP Hồ Chí Minh với những dấu ấn và thành tựu nổi bật trong 50 năm

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước