Lễ hội Tháp Bà – Lễ hội của lòng dân

Xuân Tựu - Trung Hiếu-Thứ sáu, ngày 18/04/2025 09:48 GMT+7

Lễ thay y một trong những nghi thức trang trọng trong lễ hội.

bangdatally.xyz - Bắt đầu từ ngày 19 đến 25 tháng 3 âm lịch mỗi năm, hàng ngàn lượt người từ các tỉnh miền Trung – Tây Nguyên đổ về Tháp Bà, họ đến theo tiếng gọi thiêng liêng từ lòng mình.

Mỗi năm một lần, Tháp Bà Ponagar - ngôi tháp thiêng tọa lạc trên ngọn đồi bên bờ Bắc sông Cái, thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa lại lôi cuốn nhiều người bởi chiều sâu văn hóa tâm linh ẩn trong vẻ kỳ vĩ của từng công trình kiến trúc. Người dân Xứ Trầm hương Khánh Hòa và các tỉnh thành trong khu vực về đây cầu quốc thái dân an, mong mưa thuận gió hòa để vùng đất Khánh Hòa ngày càng thịnh vượng.

Vượt ra ngoài khuôn khổ của một lễ hội tôn giáo - tín ngưỡng, nơi đây đang dần khẳng định vị thế là "lễ hội của lòng dân" – một di sản được gìn giữ và lan tỏa từ chính những người con xứ sở.

Lễ hội Tháp Bà – Lễ hội của lòng dân - Ảnh 1.

Lễ hội Tháp Bà Ponagar năm 2025 ghi dấu mốc quan trong trong lòng người dân Khánh Hòa và Ninh Thuận.

Bắt đầu từ ngày 19 đến 25 tháng 3 âm lịch mỗi năm, hàng ngàn lượt người từ các tỉnh miền Trung – Tây Nguyên đổ về Tháp Bà. Họ đến nơi này theo tiếng gọi thiêng liêng từ lòng mình.

Bà Nguyễn Thị Sa một phụ nữ Chăm lớn tuổi chia sẻ: "Tôi đi từ Phan Rang vào đây. Mỗi năm một lần. Mẹ ở đây, nên chúng tôi về đây"

Gìn giữ văn hóa tín ngưỡng cộng đồng

Văn hóa - tín ngưỡng được nhân dân trao truyền từ đời này sang đời khác, và chắt lọc những giá trị truyền thống. Ngọn tháp chính – nơi thờ Thiên Y A Na những ngày này luôn nghi ngút hương trầm. Không chen lấn, không ồn ào, mỗi đoàn, mỗi cá nhân đều tuần tự lên lễ, như một nghi thức sâu lắng.

Năm nay, các nghi lễ truyền thống cổ truyền thiêng liêng được duy trì hàng trăm năm như: lễ rước nước, lễ cầu quốc thái dân an, lễ cúng thí thực, lễ cầu an người Chăm và đặc biệt là lễ thay y cho tượng Mẫu diễn ra trang nghiêm tại Tháp Chính - nơi linh khí hội tụ, nơi người dân gửi gắm lòng thành, cầu xin bình an, mùa màng tốt tươi.

Lễ hội Tháp Bà – Lễ hội của lòng dân - Ảnh 2.

Nhiều đoàn khách sẽ ở lại trong xuyên suốt các ngày diễn ra lễ hội

Ông Nguyễn Tuấn Dũng- Phó Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích tỉnh Khánh Hòa cho biết: năm nay, các nghi lễ truyền thống được tổ chức quy mô rộng hơn, bài bản hơn. Không chỉ có đoàn nghi lễ, tham gia nghi lễ truyền thống còn có sự tham gia của nhân dân các cộng đồng Việt - Chăm, tạo nên không khí sinh động và thể hiện được nét văn hóa đặc trưng của lễ hội.

Người dân – Chủ thể giữ hồn lễ hội

Không chỉ có các hoạt động tín ngưỡng được chú trọng. Ít ai biết rằng, đằng sau thành công của lễ hội có sự góp sức của các tình nguyện viên. Các tình nguyện viên phục vụ cho hàng vạn lượt khách đến hành hương và tham quan trong các ngày lễ hội. Không bảng tên, không thù lao, lặng lẽ sắp lễ, phát nước, dọn rác, hướng dẫn khách. Người góp vài chục ký gạo, người mang chai dầu ăn, bó rau... tất cả cùng nhau để nấu những nồi cơm chay phục vụ khách hành hương. Mỗi người một chút việc, mỗi việc một chút lòng. Không khí sẻ chia lan tỏa như một chất keo kết nối.

Lễ hội Tháp Bà – Lễ hội của lòng dân - Ảnh 3.

Tháp Bà Ponagar không chỉ là nơi thờ Mẹ Xứ sở linh thiêng mà còn là điểm đến thu hút khách du lịch

Bà Nguyễn Thị Mơ, một người dân tham gia chương trình suốt 10 năm qua chia sẻ: Mình làm không vì ai, chỉ thấy vui. Giúp được một người đỡ khát, một cụ già có chỗ nghỉ chân, mình thấy lòng nhẹ lắm."

Nơi văn hóa sống giữa lòng dân

Tháp Bà Ponagar không chỉ là nơi thờ Mẹ Xứ sở linh thiêng mà còn là điểm đến thu hút khách du lịch bởi vẻ đẹp kiến trúc cổ, không gian văn hóa cổ truyền và lễ hội mang đậm tính truyền thống. Trong lễ hội, những điệu múa quạt, dệt thổ cẩm, làm gốm của người Chăm, mỗi chi tiết chạm khắc đều kể những câu chuyện văn hóa, đưa du khách ngược dòng lịch sử để cảm nhận và trân trọng di sản ngàn đời của dân tộc Việt Nam.

Anh Hoàng Văn Tạo, du khách đến từ TP Hồ Chí Minh chia sẻ: Tháp Bà Ponagar là điểm du lịch không thể bỏ qua khi đến với Nha Trang. Nơi đây có thật nhiều hoạt động thú vị để chúng tôi tìm hiểu về nét đẹp văn hóa. Tôi và gia đình cũng chưa từng được thấy nét kiến trúc độc đáo như thế này bao giờ.

Lễ hội Tháp Bà – Lễ hội của lòng dân - Ảnh 4.

Lễ hội Tháp Bà Ponagar - qua bao nhiêu thế kỷ vẫn là lễ hội của lòng dân, vì cộng đồng mà sống, và trong cộng đồng mà trường tồn.

Lễ hội Tháp Bà không chỉ sống bằng thời gian, mà sống bằng ký ức cộng đồng. Mỗi người dân là một người giữ hồn. Mỗi người hành hương là một cột mốc cho sự bền vững của di sản. Lễ hội Tháp Bà Ponagar - qua bao nhiêu thế kỷ vẫn là lễ hội của lòng dân, từ lòng dân mà ra, vì cộng đồng mà sống, và trong cộng đồng mà trường tồn.

Ông Nguyễn Tuấn Dũng - Phó Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích tỉnh Khánh Hòa chia sẻ: Chúng tôi bảo tồn di tích, nhưng cộng đồng mới là người giữ hồn. Không ai yêu và gìn giữ Tháp Bà bằng chính người dân đang sống và gửi gắm niềm tin nơi đây.

Việc Tháp Bà được công nhận là Di tích quốc gia đặc biệt đầu năm 2025, Lễ hội Tháp Bà là di sản văn hoá phi vật thể quốc gia, chính là sự ghi nhận xứng đáng cho những nỗ lực bền bỉ của bao thế hệ người dân Khánh Hòa trong việc giữ gìn di sản. Đó cũng là lời cam kết mạnh mẽ rằng: di sản không chỉ được gìn giữ bởi văn bản, mà được nâng niu bằng lòng dân - bằng những bàn tay, tấm lòng cùng nhau chung sức qua từng mùa lễ hội.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước