Huế nỗ lực bảo tồn di sản trước tác động của biến đổi khí hậu

Trần Xuân, Tiến Vũ, Đào Nguyên-Thứ tư, ngày 05/03/2025 05:58 GMT+7

bangdatally.xyz - Đây cũng là một vấn đề mà thành phố Huế đang phải đối mặt trong nỗ lực bảo vệ, trùng tu các di tích, di sản.

Biến đổi khí hậu, thiên tai là một trong những thách thức lớn nhất trong việc bảo tồn và trùng tu các di tích, di sản. Đây cũng là một vấn đề mà thành phố Huế đang phải đối mặt, đặc biệt là mưa bão, lũ lụt.

TP Huế là khu vực có lượng mưa trong năm cao nhất cả nước. Theo thống kê, lượng mưa trung bình hàng năm tại Thừa Thiên Huế là trên 2.700mm, có nơi lên đến 4.000mm.

Lượng mưa lớn tới 4.000 mm đã và đang gây áp lực lớn trong việc bảo tồn quần thể di tích Cố đô - di sản văn hoá thế giới. TP Huế đang áp dụng nhiều giải pháp, kết hợp cả kinh nghiệm dân gian và công nghệ hiện đại để trùng tu và bảo tồn di sản hiệu quả hơn.

Huế nỗ lực bảo tồn di sản trước tác động của biến đổi khí hậu - Ảnh 1.

Điện Thái Hòa mở cửa trở lại sau 3 năm trùng tu.

Lần đầu tiên, công nghệ scan 3D được sử dụng trong quá trình đại trùng tu điện Thái Hoà nhằm lưu giữ lại yếu tố gốc, xây dựng ngân hàng dữ liệu số toàn bộ chi tiết công trình. Nhờ thế, quá trình trùng tu có cơ sở để đối chứng chuẩn xác.

Những cột gỗ đều làm hoàn toàn bằng nghệ thuật sơn mài thủ công truyền thống, nay được phục hồi lại nguyên trạng như ban đầu. Từ phần lót, cho đến hom bó vải rồi tiếp tục bả một lớp mùn cưa trộn sơn ta tạo thành khối kết dính rất chắc để bọc lại, sau đó sơn hoàn thiện rồi phủ bóng rồi mới đến phần cuối cùng là phần vẽ.

Ông Hoàng Việt Trung - Giám đốc Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế cho biết, song song với các khâu thủ công, cần phải ứng dụng thêm công nghệ, đơn cử như việc chống mối chủ động bằng hệ thống ống chạy dọc và định kỳ bơm thuốc, hóa chất chống mối.

Những cơn mưa là "đặc sản" của Huế. Mưa lớn tác động lên "lớp áo" trên cùng của quần thể di tích - đó là ngói. Những lớp ngói lưu ly vốn được tráng men qua nhiều lần trùng tu nhưng chưa đạt chất lượng. Với công nghệ cũ, lớp men ngói này dễ bị thấm nước, gây dột.

Trước đây, năm 1993, Trung tâm bảo tồn di tích cố đô Huế phục chế lại ngói làm bằng men chì, tức là axit chì. Nhiệt độ nóng chảy của loại men này khoảng độ tầm 800 độ C, nhưng nay đã chuyển sang men cylic với axit cylic - với nhiệt độ nóng chảy khoảng độ tầm 1.200 độ C.

Vận dụng tri thức dân gian truyền thống cùng với công nghệ mới, sau 3 năm đại trùng tu, công trình điện Thái Hoà đã được hồi sinh, khôi phục lại dáng vẻ huy hoàng như thời kỳ nhà Nguyễn. Đây cũng là hướng đi mà Trung tâm bảo tồn di tích cố đô Huế sẽ tích cực vận dụng trong thời gian tới nhằm bảo tồn di sản trước tác động của biến đổi khí hậu.

Điện Thái Hòa mở cửa trở lại sau 3 năm trùng tu Điện Thái Hòa mở cửa trở lại sau 3 năm trùng tu

bangdatally.xyz - Trong những ngày đầu năm mới 2025, tại Hoàng Cung Huế thêm một công trình đã mở cửa trở lại đón du khách sau 3 năm đại trùng tu, đó là Điện Thái Hòa.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước