Trong bối cảnh hiện nay, khi môi trường đang đối mặt với những thách thức lớn từ biến đổi khí hậu và khai thác tài nguyên không bền vững, du lịch xanh chính là lựa chọn lý tưởng để đảm bảo sự phát triển lâu dài.
Các mô hình du lịch xanh tại Việt Nam
Một trong những ví dụ điển hình về du lịch xanh tại Việt Nam là Thiềng Liềng, ốc đảo nằm giữa rừng ngập mặn Cần Giờ - nơi đã được UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển. Du khách đến Thiềng Liềng vừa được trải nghiệm sự hoang sơ của thiên nhiên vừa có cơ hội tham gia vào các hoạt động du lịch cộng đồng. Tuy nhiên, việc phát triển du lịch tại đây không đơn giản. Các nhà tổ chức phải rất cẩn trọng trong công việc bảo vệ hệ sinh thái, tránh tình trạng quá tải du khách có thể phá vỡ cân bằng tự nhiên. "Thiềng Liềng có khoảng 900 người dân. Số hộ làm kinh tế chỉ có 24 hộ. Tiêu chí đầu tiên của chúng tôi khi xây dựng sản phẩm du lịch Thiềng Liềng là gắn với đặc thù địa phương, giữ gìn bản sắc văn hóa, không phá vỡ hệ sinh thái", bà Bùi Thị Ngọc Hiếu - Phó Giám đốc Sở Du lịch TP Hồ Chí Minh cho biết.
Du lịch cộng đồng tại Thiềng Liềng (NVCC)
Đó cũng là lý do mà các phương tiện di chuyển đến Thiềng Liềng đều được thiết kế sao cho du khách có thể cảm nhận được hành trình khá gian nan nhưng đầy ý nghĩa, từ đó nâng cao nhận thức về việc bảo vệ môi trường.
Một ví dụ khác là mô hình du lịch thích ứng với thời tiết ở Tân Hóa (Quảng Bình). Năm 2023 Làng du lịch Tân Hóa được tổ chức du lịch thế giới vinh danh là 1 trong 49 làng du lịch tốt nhất thế giới, với 3 tiêu chí nổi trội bao gồm sản phẩm thích ứng thời tiết, bảo tồn giá trị văn hóa địa phương và chia sẻ lợi ích du lịch trong cộng đồng.
Ông Nguyễn Châu Á, nhà sáng lập Oxalis Adventure, đơn vị đồng hành cùng Tân Hóa trong quá trình chuyển đổi, chia sẻ: "Ban đầu, Tân Hóa chỉ là một làng quê nghèo, bị cô lập mỗi mùa lũ, với 86% hộ dân nghèo. Từ năm 2011, chúng tôi bắt đầu nghĩ đến một hướng đi khác, dựa trên chính đặc trưng lũ lụt của địa phương".
Mô hình nhà phao tại Tân Hóa (NVCC)
Mặc dù làng thường xuyên phải đối mặt với lũ lụt, nhưng người dân nơi đây với sự giúp đỡ của các chuyên gia đã sáng tạo ra mô hình nhà phao chống lũ. Đó cũng là điểm khởi đầu cho các mô hình du lịch thích ứng với thời tiết, như biến nhà dân thành homestay trên nhà nổi, sử dụng các phương tiện thân thiện với môi trường như thuyền kayak và SUP để phục vụ du khách. Điều này không chỉ giúp du lịch phát triển mà còn nâng cao đời sống của người dân mà vẫn bảo vệ môi trường. Chỉ riêng năm 2024, Tân Hóa đón 11.000 lượt khách, doanh thu hơn 10 tỉ đồng. Quý I-2025 đã có hơn 5.000 lượt khách với doanh thu 5,5 tỉ đồng.
Thay đổi nhận thức về du lịch xanh
Từ góc nhìn của người trẻ, Helly Tống, người sáng Dự án Mapme, cho rằng du lịch xanh bền vững cần được bắt đầu từ chính cộng đồng dân cư. Theo cô, người dân địa phương không chỉ là người tham gia mà cần được xem là chủ thể trung tâm của các sáng kiến du lịch. Họ cần được tin tưởng, trao quyền sáng tạo và phát triển sản phẩm du lịch từ chính đời sống thường ngày".
Helly Tống cho rằng người dân địa phương cần là trung tâm của các dự án du lịch (Ảnh: Thu Trang)
TS. Dương Đức Minh - Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển Kinh tế và Du lịch đồng tình với ý kiến này, theo ông, người dân có thể làm tốt du lịch nhưng nếu không có định hướng từ chuyên gia thì họ sẽ mất rất nhiều thời gian, thậm chí đi sai đường. "Để phát triển du lịch xanh cần sự chung tay của chính sách mà điểm tựa là nhà nước, nhà chuyên môn, cộng đồng tin tưởng, doanh nghiệp kết nối", TS Dương Đức Minh nhấn mạnh.
Ông Nguyễn Châu Á, đưa ra một khái niệm khá mới mẻ khi làm du lịch xanh. Theo ông, không phải ở ngoại thành hay các vùng nông thôn mới làm du lịch xanh mà ngay tại TP Hồ Chí Minh cũng có thể thiết kế những tour du lịch xanh. "Điều quan trọng khi tạo ra các sản phẩm du lịch là du khách phải thích, như trải nghiệm thành phố bằng xe đạp hay các phương tiện thân thiện với môi trường, đi chợ, khám phá ẩm thực, trò chuyện cùng người dân bản địa…".
Ông Nguyễn Châu Á đưa ra những khái niệm mới về du lịch xanh (Ảnh: Thu Trang)
Rất khó để có một công thức chung cho du lịch xanh, mỗi địa phương đều có văn hóa bản địa khác nhau. Theo bà Bùi Ngọc Hiếu, làm du lịch bền vững là kết nối, cân bằng lợi ích các bên mà vẫn giữ vững được hệ sinh thái, được bản sắc cộng đồng tại nơi đó. "Khi xây dựng sản phẩm du lịch muốn bền vững phải chọn lọc những điểm mạnh của cộng đồng dân cư nơi đó để gìn giữ phát huy".
Các diễn giả tham gia tọa đàm về du lịch xanh nhận hoa của BTC (Ảnh: Thu Trang)
Tiến sĩ Dương Đức Minh nhấn mạnh đến sự kiên nhẫn khi làm du lịch xanh để thay đổi nhận thức của cộng đồng dân cư và của cả du khách. "Khi chúng tôi bắt đầu dự án Thiềng Liềng hay Cồn Chim, người dân nơi đây không tin và nhất quyết không làm theo dù họ rất khó khăn. Chúng tôi đã phải mất rất nhiều thời gian kiên trì vận động, giải thích, thuyết phục… Bên cạnh đó, chúng ta cũng cần cho du khách hiểu rõ du lịch xanh là gì thông qua những kiến thức, trải nghiệm và truyền thông có chiều sâu. Để họ hiểu rằng mỗi lựa chọn dù là nhỏ nhất cũng đều tác động đến môi trường".
Hà Nội - Thái Nguyên: Phát triển tuyến du lịch xanh bangdatally.xyz - Với lợi thế giao thông thuận lợi, Hà Nội và Thái Nguyên đang tạo nên một liên kết vùng du lịch hấp dẫn, độc đáo. Đặc biệt là du lịch nông thôn, du lịch sinh thái,... | Khu du lịch sinh thái Cổng Trời Đông Giang, Quảng Nam nhận chứng nhận du lịch xanh bangdatally.xyz - Khu du lịch này hiện có nhiều cây xanh, lưu giữ nhiều cây bản địa; cam kết không bắt giữ động vật hoang dã; một số nơi có biển chỉ dẫn và phân loại rác cho khách. | Miền Trung đón đầu du lịch xanh bangdatally.xyz-Các tỉnh thành miền Trung, trong đó có Quảng Nam đã tập trung phát triển du lịch xanh, du lịch nông thôn, du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng và đây được xem là xu thế mới. |
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!