Đồng bào Ba Na nỗ lực bảo tồn nhà rông

Thanh Hải – Trần Tuấn-Thứ hai, ngày 14/04/2025 06:59 GMT+7

bangdatally.xyz - Nhà rông ở làng Kon Sơ Lăl (xã Hà Tây, huyện Chư Păh) - được ví như “trái tim" của làng, là nơi gắn kết tinh thần của cộng đồng người Ba Na.

Đầu tháng 4, bầu trời ở xã Hà Tây trong xanh như ngọc. Ánh nắng nhẹ nhàng, thanh tao xen qua từng kẽ lá. Đồng bào Ba Na ở làng Kon Sơ Lăl (xã Hà Tây, huyện Chư Păh, Gia Lai) đang rộn ràng, hân hoan cùng nhau lợp lại mái nhà rông - "trái tim" của làng.

Theo các già làng, nhà rông là nơi sinh hoạt cộng đồng, bảo tồn giá trị văn hóa của làng. Đây là  "mái nhà" tượng trưng cho sự đoàn kết cả cộng đồng, là biểu tượng văn hóa, tinh thần của cộng đồng.

Đây là nơi diễn ra các hoạt động quan trọng như lễ hội, hội họp, sinh hoạt văn hóa, tổ chức các nghi lễ truyền thống… đại diện cho sức mạnh đoàn kết của cả buôn làng.

Đồng bào Ba Na dựng nhà rông lớn nhất Tây Nguyên - Ảnh 1.

Nhà rông thường được xem là “trái tim” của buôn làng.

Nhà rông Kon Sơ Lăl được được xây dựng mới vào tháng 8/2017 và trở thành nhà rông lớn nhất, nóc nhà của đại ngàn Tây Nguyên.

Vào đầu tháng 4/2025, cộng đồng Ba Na ở làng Kon Sơ Lăl đã cùng sửa chữa, lợp lại mái rông của làng.

Từ già trẻ, lớn nhỏ trong làng đều có ý thức tự nguyện góp sức vào gìn giữ nhà rông, "trái tim" của làng. Phụ nữ trong độ tuổi lao động mỗi người góp 10 bó tranh, đàn ông vào rừng kiếm tre, nứa, dây buộc. Toàn bộ quá trình được thực hiện thủ công bằng bàn tay khéo léo và kinh nghiệm truyền đời của đồng bào Ba Na.

Việc làm mới hoặc sửa chữa nhà rông được thực hiện bằng tinh thần đoàn kết của cộng đồng Ba Na ở vùng đất Hà Tây.

Mỗi ngôi nhà rông ở các làng Ba Na của xã Hà Tây được dựng lên vững chãi, uy nghi, minh chứng sống động cho truyền thống văn hóa và kỹ nghệ dân gian đặc sắc.

Các già làng Ba Na cho hay, nhà rông chính là kiến trúc đặc trưng, được dựng trên một khu đất cao, rộng, mái cao vút, thể hiện sự vươn lên mạnh mẽ của con người với trời đất. Đây cũng là niềm tự hào của dân làng, phản ánh thẩm mỹ và tài năng của nghệ nhân địa phương. Đồng thời là nơi truyền dạy lại cho con cháu những phong tục, tập quán, luật tục, truyện kể dân gian… Nó đóng vai trò như một "trường học cộng đồng" của người Ba Na xưa.

Ngoài ra, nhà rông cộng đồng chính là không gian linh thiêng trong nhiều nghi lễ của làng. Việc xây dựng nhà rông luôn được thực hiện một cách trang nghiêm, theo quy ước của làng.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước