Dạy trẻ nhận biết thông tin sai sự thật

Thùy An (Theo NatGeo)-Thứ năm, ngày 13/02/2025 16:10 GMT+7

Cha mẹ nên dành nhiều thời gian để gần gũi, trò chuyện cùng con (Ảnh: Pixabay)

bangdatally.xyz - Phân biệt sự thật với những gì chỉ là tưởng tưởng, hư cấu, không có thật là kỹ năng quan trọng nhưng không dễ để nắm bắt, ngay cả với người trưởng thành.

Những thông tin sai sự thật hiện giờ rất phổ biến trên các nền tảng mạng xã hội và tác động đến trẻ em theo nhiều cách từ trực tiếp sử dụng mạng đến gián tiếp qua bạn bè, người quen... Với tâm hồn, nhận thức còn non nớt, ngây thơ, trẻ sẽ dễ lo lắng, sợ hãi, bị ám ảnh. Sự phát triển của AI càng khiến tin sai sự thật được phát tán một cách tưởng như đáng tin cậy. Vì thế cha mẹ rất cần thiết đồng hành cùng con, khuyến khích con phát triển tư duy phản biện để nhận biết, phân biệt tin thật, giả ngày từ khi còn nhỏ.

Theo Laurence Steinberg, một nhà tâm lý học tại Đại học Temple, chuyên về sự phát triển của thanh thiếu niên, trẻ em bắt đầu phát triển các kỹ năng tư duy phản biện vào khoảng 3 tuổi, đúng vào thời điểm chúng bắt đầu đặt câu hỏi "tại sao?". Cha mẹ có thể sẽ cảm thấy bực bội khi phải luôn giải thích mọi thứ nhưng việc dành thời gian, bất cứ khi nào có thể để trả lời câu hỏi của con có khi còn quan trọng hơn nội dung câu trả lời. Vì điều đó khiến trẻ không phải suy nghĩ rằng việc hỏi là sai.

Cha mẹ độc đoán, quá cứng rắn, thiếu ấm áp thì con cái họ có xu hướng lo lắng, chán nản và phụ thuộc hơn. Laurence Steinberg cho rằng phong cách nuôi dạy con cái này cũng có thể làm suy yếu tư duy phản biện. Những câu nói "phủ đầu" kiểu như không được cãi cha mẹ sẽ ngăn cản trẻ đặt câu hỏi.

Cha mẹ không phải lúc nào cũng biết mọi câu trả lời. Hoặc đôi khi có những câu hỏi khiến cha mẹ ngần ngại khi thuộc về chủ đề cấm kỵ với tuổi nhỏ như tình dục hoặc ma túy. Trong những khoảnh khắc đó, các chuyên gia cho biết, điều quan trọng hơn là không nên coi thường, né tránh và kết thúc cuộc trò chuyện mà nên chọn giải pháp lựa câu trả lời phù hợp với lứa tuổi, với các thông tin ngắn gọn, đơn giản nhất có thể. Khi nhận được câu hỏi mà khó tìm ra đáp án chính xác, bạn có thể cùng với con tìm kiếm câu trả lời từ những nguồn đáng tin cậy.

Dạy trẻ nhận biết thông tin sai sự thật  - Ảnh 1.

Ảnh minh họa (nguồn: Pexels)

Thực tế là hiện nay trẻ em dành nhiều thời gian theo dõi các nội dung trên mạng xã hội. Nếu cha mẹ phó mặc con với các thiết bị điện thoại, máy tính, rất có nguy cơ, con trẻ tiếp nhận thông tin sai sự thật. Theo chuyên gia, hãy ngồi xuống cùng con, xem con xem gì và thử gợi ý những câu hỏi về nguồn gốc các nội dung. Những câu hỏi này buộc trẻ phải chậm lại và chủ động tiếp nhận thông tin hơn, thay vì chỉ tiếp nhận một cách thụ động.

Khi trẻ lớn hơn và trở nên độc lập hơn, chúng có thể học cách tự kiểm tra thông tin mà không cần phải nhờ đến cha mẹ mỗi khi gặp phải điều gì đó khó hiểu hoặc đáng ngờ. Mike Caulfield nghiên cứu về sự lan truyền của tin đồn và thông tin sai lệch trực tuyến tại Đại học Washington. Trong công trình của mình, ông đã phát triển phương pháp SIFT để cải thiện các chiến lược kiểm tra thực tế ở học sinh từ lớp 5 trở lên. Ông cho rằng nên học sinh dừng lại khi nghe, nhìn thấy hoặc đọc được điều gì đó gây ra cảm xúc lớn. "Nếu có điều gì đó khiến bạn tức giận, nếu nó có vẻ đáng ngạc nhiên hoặc gây sốc, hoặc ngược lại, đó là những điều bạn muốn kiểm tra."

Lisa Fazio - Khoa Tâm lý học của Đại học Vanderbilt - đưa ra giả thuyết rằng tuổi vị thành niên có thể là "vùng nguy hiểm" vì đây là thời điểm khao khát được chấp nhận. Cô cho biết trên mạng xã hội có rất nhiều thuyết âm mưu trực tuyến, mang lại cho trẻ vị thành niên cảm giác vượt trội, nắm bắt được nhiều bí mật hơn người... Đó cũng là cơ hội để bùng nổ thông tin sai sự thật. Các bậc cha mẹ nên làm những điều để gắn kết con cái với gia đình, giao lưu với nhóm bạn bè lành mạnh ngoài đời thực thay vì để con tự xoay sở với các mối quan hệ, nguồn tin phức tạp trên mạng.

Dạy trẻ phát triển EQ ngay từ nhỏ những kỹ năng cần thiết Dạy trẻ phát triển EQ ngay từ nhỏ những kỹ năng cần thiết Dạy trẻ nhỏ bài học sẻ chia từ việc quyên góp từ thiện Dạy trẻ nhỏ bài học sẻ chia từ việc quyên góp từ thiện Đọc sách cùng thanh niên: Làm sao để phòng chống tin giả, tin sai sự thật trên không gian mạng? Đọc sách cùng thanh niên: Làm sao để phòng chống tin giả, tin sai sự thật trên không gian mạng?

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước