Cách vượt qua nỗi lo lắng về tài chính

Nhã Khanh (Theo WellandGood)-Thứ năm, ngày 17/04/2025 05:59 GMT+7

Ảnh: Getty Images

bangdatally.xyz - Những thay đổi dù nhỏ trong việc sắp xếp kế hoạch chi tiêu, quản lý tiền bạc có thể mang lại hiệu quả lớn, xóa tan đi nỗi lo âu đè nặng với các loại hóa đơn thanh toán.

Một cuộc khảo sát năm 2024 của Deloitte - một công ty tư vấn tài chính - phát hiện ra rằng khoảng 60% người được hỏi thuộc thế hệ Z và thế hệ Y trên toàn thế giới đang sống dựa vào tiền lương. Ngoài ra, 30% không cảm thấy an toàn về mặt tài chính. Lo lắng tài chính được xác định có liên quan mật thiết đến vấn đề sức khỏe tinh thần, có thể tạo ra căng thẳng mãn tính, biểu hiện về mặt thể chất thông qua chứng rối loạn giấc ngủ, đau đầu, các vấn đề về tiêu hóa và suy giảm chức năng miễn dịch. Về mặt tâm lý, nó liên quan đến tỷ lệ trầm cảm, rối loạn lo âu và cảm giác bất lực tăng cao.

Chi phí tăng cao, công việc không ổn định và giấc mơ sở hữu nhà dường như không thể thực hiện được đang khiến thế hệ trẻ trở nên hoài nghi, lo lắng. Mạng xã hội còn thúc đẩy "văn hóa so sánh", nơi mà việc nhìn thấy những thành công của người khác, sự thay đổi liên tục của những món đồ phải mua và những ngôi nhà được trang trí hoàn hảo có thể khiến sự ổn định tài chính giống như một mục tiêu quá sức.

Cách vượt qua nỗi lo lắng về tài chính - Ảnh 1.

Nỗi lo lắng về tài chính ám ảnh rất nhiều người

Sau đây là một số gợi ý từ các chuyên gia để vượt qua nỗi ám ảnh, lo âu về tài chính:

- Tuân theo quy tắc 50/30/20 nghĩa là phân bổ 50% thu nhập cho các nhu cầu thiết yếu, 30% cho nhu cầu cá nhân và 20% cho tiền tiết kiệm hoặc trả nợ. Việc theo dõi chi tiêu thông qua các công cụ và ứng dụng quản lý tài chính cũng có thể giúp nâng cao nhận thức và kiểm soát.

Nên thiết lập một "cuộc kiểm tra tiền bạc" thường xuyên với chính mình vào một thời điểm cụ thể mỗi tuần hoặc mỗi tháng để xem xét tình hình tài chính. Điều này tạo ra một thời gian để đảm bảo bạn không chìm vào việc trốn tránh các vấn đề tài chính nhưng cũng ngăn chặn những lo lắng về tiền bạc xâm chiếm toàn bộ cuộc sống.

- Quản lý các phương tiện truyền thông, xã hội: nên có ranh giới lành mạnh xung quanh việc so sánh tài chính. Có thể bỏ theo dõi những người trên ứng dụng mạng xã hội khiến bạn liên tục có tâm lý so sánh để tập trung hơn vào vấn đề của chính mình, không bị "vung tay" chi tiêu chỉ để thỏa mãn cảm giác "bằng chúng bằng bạn".

- Ưu tiên, quan tâm hơn đến những hoạt động không tốn kém chi phí: rất nhiều khoảnh khắc có ý nghĩa nhất trong cuộc sống không nhất thiết phải liên quan đến tiền bạc như ở bên cạnh người thân, bạn bè.

- Nói chuyện về tiền bạc với những người đáng tin cậy: nỗi lo lắng về tài chính rất cần được giải tỏa, chia sẻ để không trở thành áp lực đè nặng mỗi ngày khiến sức khỏe hao mòn. Theo khảo sát, 65% người trẻ muốn có nhiều cuộc trò chuyện cởi mở hơn và thẳng thắn, trung thực về tiền bạc. Cho dù là với bạn bè, đối tác hay đồng nghiệp, việc bình thường hóa các cuộc thảo luận về đàm phán lương, chiến lược tiết kiệm hoặc mục tiêu tài chính dài hạn có thể mang lại sự rõ ràng, giảm căng thẳng và thậm chí khám phá ra lời khuyên hữu ích.

- Ngưng mua sắm một cách bốc đồng: hãy thử áp dụng quy tắc 24h. Nghĩa là đợi 1 ngày để xem bạn có thật sự cần mua một món đồ nào đó hay không.

- Xây dựng quỹ khẩn cấp: đây là khoản tiền mặt dự trữ được dành riêng cho các khoản chi tiêu bất ngờ có thể phát sinh. Không chỉ là vấn đề tiền bạc mà là cảm giác yên tâm, giúp bạn có thể ngủ ngon hơn khi biết rằng cuộc sống có sự đảm bảo nhất định.

Sự khác biệt giữa rối loạn lo âu và trầm cảm là gì? Sự khác biệt giữa rối loạn lo âu và trầm cảm là gì?

bangdatally.xyz - Rối loạn lo âu và trầm cảm là hai bệnh tâm thần phổ biến nhưng có nhiều khác biệt.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước