"Đại bản doanh” công nghệ dồn toàn lực vào robot hình người

H.N-Thứ năm, ngày 27/02/2025 16:13 GMT+7

bangdatally.xyz - Các tập đoàn công nghệ hàng đầu đang đẩy mạnh đầu tư vào robot hình người, với tham vọng đưa máy móc trở thành trợ thủ đắc lực cho con người.

Các tập đoàn công nghệ hàng đầu như Amazon, Google, Microsoft, Nvidia, Tesla, Meta và Apple đang đẩy mạnh đầu tư vào robot hình người, với tham vọng đưa máy móc trở thành trợ thủ đắc lực cho con người trong nhiều lĩnh vực.

Hãy tưởng tượng một ngày cuối tuần không còn những công việc nhà như giặt giũ, rửa bát hay dọn dẹp. Mọi thứ đều được xử lý – không phải bởi con người, mà bởi một cỗ máy thông minh, kết hợp giữa động cơ, vi mạch và phần mềm: một robot hình người.

Hiện tại, robot đã xuất hiện ở nhiều lĩnh vực, từ vận chuyển hàng hóa trong kho, phục vụ tại nhà hàng, cho đến trợ lý gia đình như Amazon Astro. Tuy nhiên, robot hình người có tiềm năng lớn hơn: chúng có thể sử dụng bàn tay để cầm nắm vật thể một cách linh hoạt, làm việc trong các nhà máy, hỗ trợ chăm sóc người già, thậm chí hoạt động trong môi trường nguy hiểm.

"Chúng ta đang có nhu cầu rất lớn về lao động, đặc biệt là trong việc chăm sóc người cao tuổi và người khuyết tật. Chi phí cho dịch vụ này rất cao, trong khi nguồn lực lại hạn chế," giáo sư Chad Jenkins từ Đại học Michigan nhận định. "Robot có thể giúp nâng cao chất lượng cuộc sống và năng suất lao động, mang lại lợi ích lớn cho xã hội."

Dù tiềm năng là rất lớn, nhưng việc biến robot hình người thành sản phẩm phổ biến vẫn còn nhiều rào cản. Những cỗ máy này cần lượng dữ liệu khổng lồ để học cách tương tác với môi trường xung quanh. Chúng không chỉ cần biết cách cầm nắm đồ vật mà còn phải hiểu được công dụng của chúng – điều mà con người thực hiện một cách tự nhiên.

Đại bản doanh” công nghệ dồn toàn lực vào robot hình người - Ảnh 1.

Optimus, còn được gọi là Tesla Bot, là một robot hình người đa năng đang được Tesla phát triển. Ảnh: Getty Images.

Theo đó, có ba cách chính để huấn luyện robot: mô phỏng thao tác của con người – Robot học cách thực hiện nhiệm vụ thông qua việc quan sát chuyển động của con người, được ghi lại bằng găng tay hoặc cảm biến đặc biệt; mô phỏng kỹ thuật số - các nhà nghiên cứu tạo ra môi trường ảo để robot thử nghiệm trước khi áp dụng vào thực tế, giúp tiết kiệm thời gian và chi phí; kết hợp cả hai phương pháp trên, nhưng đây vẫn là một lĩnh vực đang được nghiên cứu.

Bên cạnh khả năng học hỏi, độ tin cậy cũng là một vấn đề lớn. "Nếu robot ngã trong nhà, bạn sẽ phải tốn chi phí sửa chữa, chưa kể đến nguy cơ gây nguy hiểm cho con người," giáo sư Ye Zhao từ Viện Công nghệ Georgia cho biết.

Robot hình người hiện nay có giá hàng chục nghìn USD, hoạt động trong thời gian ngắn trước khi cần sạc lại và dễ bị quá nhiệt. "Chưa có một hệ thống phần cứng nào đủ ổn định để sử dụng lâu dài," phó giáo sư Pulkit Agrawal từ MIT chia sẻ.

Dù nhiều công ty đặt mục tiêu sản xuất robot với giá 15.000 - 20.000 USD, nhưng chi phí thực tế vẫn cao hơn rất nhiều, khoảng 50.000 - 60.000 USD. Công nghệ có thể sẽ phát triển trong tương lai, nhưng hiện tại, viễn cảnh robot xuất hiện trong mọi gia đình vẫn còn khá xa.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước