Sau hợp nhất, Bộ Tài chính có 35 đơn vị

PV-Thứ sáu, ngày 28/02/2025 17:14 GMT+7

bangdatally.xyz - Sau khi hợp nhất Bộ Tài chính và Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT), Bộ Tài chính mới sẽ có 35 đơn vị thuộc Bộ.

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 29/2025/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính.

Theo Nghị định, Bộ Tài chính là cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về: Chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội; quy hoạch; đầu tư phát triển, đầu tư kinh doanh tại Việt Nam và đầu tư kinh doanh từ Việt Nam ra nước ngoài, xúc tiến đầu tư; ngân sách nhà nước; ngân quỹ nhà nước; nợ công; viện trợ của nước ngoài cho Việt Nam và viện trợ của Việt Nam cho nước ngoài; thuế, phí, lệ phí và thu khác của ngân sách nhà nước; dự trữ nhà nước; tài chính đối với quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách; tài sản công.

Sau hợp nhất, Bộ Tài chính có 35 đơn vị - Ảnh 1.

Sau hợp nhất giữa Bộ Tài chính và Bộ KH&ĐT, Bộ Tài chính mới sẽ có 35 đơn vị thuộc Bộ

Đồng thời, Bộ Tài chính cũng quản lý về hải quan; kế toán; kiểm toán; giá; chứng khoán; bảo hiểm; đấu thầu; doanh nghiệp, kinh tế tập thể, kinh tế hợp tác, hộ kinh doanh; khu kinh tế; hoạt động dịch vụ tài chính và dịch vụ khác thuộc phạm vi quản lý nhà nước của bộ; thống kê; thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, đại diện chủ sở hữu đối với phần vốn nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.

Nghị định số 29 nêu rõ 32 nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ Tài chính, trong đó có nhiệm vụ xây dựng chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm, hàng năm của cả nước; chiến lược, kế hoạch phát triển ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý, quy hoạch tổng thể quốc gia, quy hoạch vùng; kế hoạch thực hiện, các chính sách, giải pháp, bố trí nguồn lực và tổ chức công bố quy hoạch tổng thể quốc gia, quy hoạch vùng...; xây dựng chương trình hành động của Chính phủ thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm sau khi được Quốc hội thông qua; tham mưu cho Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về cơ chế, chính sách tổng hợp kinh tế - xã hội và phối hợp trong quản lý, điều hành kinh tế vĩ mô; giúp Chính phủ điều hành thực hiện kế hoạch về một số ngành, lĩnh vực được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao.

Bộ Tài chính cũng được giao nhiệm vụ tổng hợp chung các cân đối kinh tế vĩ mô chủ yếu của nền kinh tế quốc dân; đề xuất các giải pháp để giữ vững các cân đối theo mục tiêu chiến lược và kế hoạch, bảo đảm thực hiện mục tiêu kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội...

Về quản lý đấu thầu, Nghị định 29 quy định Bộ Tài chính có trách nhiệm chủ trì, xây dựng, trình cấp có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật về lựa chọn nhà thầu, lựa chọn nhà đầu tư theo quy định của pháp luật về đấu thầu và đầu tư theo phương thức PPP; tổ chức thẩm định kế hoạch tổng thể lựa chọn nhà thầu, kế hoạch lựa chọn nhà thầu thuộc thẩm quyền quyết định của Thủ tướng Chính phủ và các trường hợp khác được Thủ tướng Chính phủ giao theo quy định của pháp luật; đồng thời hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các quy định về lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư theo quy định pháp luật về đấu thầu, đầu tư theo phương thức PPP; hằng năm tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ tình hình thực hiện công tác đấu thầu...

Về cơ cấu tổ chức, Bộ Tài chính sau hợp nhất có 35 đầu mối với các tổ chức hành chính giúp Bộ trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước, gồm: Vụ Tổng hợp kinh tế quốc dân; Vụ Ngân sách nhà nước; Vụ Đầu tư; Vụ Tài chính - Kinh tế ngành; Vụ Quốc phòng, an ninh, đặc biệt (Vụ I); Vụ Kinh tế địa phương và lãnh thổ; Vụ Quản lý quy hoạch; Vụ Các định chế tài chính; Vụ Tổ chức cán bộ; Vụ Pháp chế; Thanh tra; Văn phòng; Cục Quản lý nợ và Kinh tế đối ngoại; Cục Quản lý công sản; Cục Quản lý đấu thầu; Cục Quản lý, giám sát chính sách thuế, phí và lệ phí; Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm; Cục Quản lý, giám sát kế toán, kiểm toán; Cục Quản lý giá; Cục Phát triển doanh nghiệp nhà nước; Cục Phát triển doanh nghiệp tư nhân và kinh tế tập thể; Cục Đầu tư nước ngoài; Cục Kế hoạch Tài chính; Cục Công nghệ thông tin và chuyển đổi số; Cục Thuế; Cục Hải quan; Cục Dự trữ Nhà nước; Cục Thống kê; Kho bạc Nhà nước; Ủy ban Chứng khoán Nhà nước.

Cùng với đó, 4 đơn vị sự nghiệp công lập gồm: Viện Chiến lược và Chính sách kinh tế - tài chính; Báo Tài chính - Đầu tư; Tạp chí Kinh tế - Tài chính; Học viện Chính sách và Phát triển, Bảo hiểm xã hội Việt Nam là đơn vị đặc thù thuộc Bộ Tài chính.

Nghị định nêu rõ, Vụ Tổng hợp kinh tế quốc dân có 3 phòng; Vụ Ngân sách nhà nước có 4 phòng; Vụ Đầu tư có 4 phòng; Vụ Tài chính - Kinh tế ngành có 4 phòng; Vụ Kinh tế địa phương và lãnh thổ có 4 phòng; Vụ Các định chế tài chính có 4 phòng; Vụ Tổ chức cán bộ có 06 phòng; Vụ Pháp chế có 4 phòng.

Cục Thuế tổ chức và hoạt động theo 3 cấp, gồm: Cục Thuế (12 đơn vị); 20 Chi cục Thuế khu vực; 350 Đội thuế liên huyện. Cục Hải quan tổ chức và hoạt động theo 3 cấp: Cục Hải quan (12 đơn vị); 20 Chi cục Hải quan khu vực; 165 Hải quan cửa khẩu/ngoài cửa khẩu.

Cục Dự trữ Nhà nước tổ chức và hoạt động theo 2 cấp: Cục Dự trữ Nhà nước (7 đơn vị); 15 Chi cục Dự trữ Nhà nước khu vực (có tổng số không quá 171 điểm kho). Cục Thống kê tổ chức và hoạt động theo 3 cấp: Cục Thống kê (14 đơn vị); 63 Chi cục Thống kê; 480 Đội Thống kê liên huyện.

Kho bạc Nhà nước tổ chức và hoạt động theo 2 cấp: Kho bạc Nhà nước (10 đơn vị); 20 Kho bạc Nhà nước khu vực (có tổng số không quá 350 Phòng giao dịch).

Bảo hiểm xã hội Việt Nam tổ chức và hoạt động theo 3 cấp: Bảo hiểm xã hội Việt Nam (14 đơn vị); 35 Bảo hiểm xã hội khu vực; 350 Bảo hiểm xã hội liên huyện.

Cục Thuế, Cục Hải quan, Cục Dự trữ Nhà nước, Cục Thống kê, Kho bạc Nhà nước, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, Bảo hiểm Xã hội Việt Nam có con dấu hình Quốc huy.

Bộ trưởng Bộ Tài chính chịu trách nhiệm tổ chức, sắp xếp để Cục Thuế, Cục Hải quan, Cục Dự trữ Nhà nước, Cục Thống kê, Kho bạc Nhà nước, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, Bảo hiểm xã hội Việt Nam đi vào hoạt động theo mô hình mới.

Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 1/3.

Trước đó, Thủ tướng đã ký các quyết định điều động, bổ nhiệm 5 Thứ trưởng Bộ Tài chính, gồm 4 Thứ trưởng từ Bộ KH&ĐT, gồm: Nguyễn Đức Tâm, Nguyễn Thị Bích Ngọc, Trần Quốc Phương, Đỗ Thành Trung và Hồ Sỹ Hùng. Cùng với 4 Thứ trưởng của Bộ Tài chính hiện tại gồm: Nguyễn Đức Chi, Cao Anh Tuấn, Lê Tấn Cận và Bùi Văn Khắng.

Như vậy, lãnh đạo đương nhiệm của Bộ Tài chính gồm: Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng và 9 Thứ trưởng: Nguyễn Đức Chi, Cao Anh Tuấn, Lê Tấn Cận, Bùi Văn Khắng, Nguyễn Đức Tâm, Đỗ Thành Trung, Hồ Sỹ Hùng, Trần Quốc Phương, Nguyễn Thị Bích Ngọc.

Điều động, bổ nhiệm Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và một số Thứ trưởng Bộ Tài chính Điều động, bổ nhiệm Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và một số Thứ trưởng Bộ Tài chính

bangdatally.xyz - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành các Quyết định bổ nhiệm Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và một số Thứ trưởng Bộ Tài chính.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước