Kỳ họp bất thường lần thứ 9 của Quốc hội - Tạo đột phá cho sự phát triển của đất nước

Tạ Hiển-Thứ năm, ngày 20/02/2025 17:25 GMT+7

bangdatally.xyz - Kỳ họp bất thường lần thứ 9 đã quyết định nhiều vấn đề cấp bách phục vụ cuộc cách mạng sắp xếp bộ máy và tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc để kiến tạo không gian phát triển mới.

Sau 6,5 ngày làm việc (từ ngày 12 đến sáng ngày 19/2/2025), Kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội khóa XV đã hoàn thành toàn bộ chương trình đề ra với việc xem xét, thông qua 4 luật, 5 nghị quyết và tiến hành công tác nhân sự để thực hiện việc sắp xếp tổ chức bộ máy của Quốc hội, Chính phủ; thông qua 6 Nghị quyết nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và các cơ chế, chính sách đặc thù đối với một số dự án quan trọng.

Kỳ họp bất thường lần thứ 9 diễn ra ngay sau thành công rất tốt đẹp của Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng để quyết định nhiều vấn đề cấp bách phục vụ cuộc cách mạng sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy, đáp ứng yêu cầu rất cao của đất nước trong kỷ nguyên mới; tiếp tục tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc về thể chế, chính sách để phát huy nguồn lực, kiến tạo không gian phát triển mới, góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu Đại hội lần thứ XIII của Đảng đã đề ra.

"Thời điểm lịch sử trọng đại của dân tộc thì phải có những quyết định lịch sử, đột phá cho sự phát triển của đất nước" – Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nhấn mạnh trong phát biểu bế mạc Kỳ họp.

Kỳ họp bất thường lần thứ 9 của Quốc hội - Tạo đột phá cho sự phát triển của đất nước - Ảnh 1.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu bế mạc Kỳ họp

Sửa luật để thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy

Tại phiên thảo luận tổ về dự án Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi), Tổng Bí thư Tô Lâm khẳng định, việc tinh gọn bộ máy là không thể trì hoãn: "Đây là một vấn đề cấp bách, nhưng cũng không kém phần phức tạp. Nhiều ý kiến cho rằng nên để việc này sau Đại hội sang nhiệm kỳ mới để tránh những va chạm, tâm tư. Nhưng tôi thấy rằng, để sau Đại hội thì càng không làm được. Vừa Đại hội xong, vừa bầu, vừa biểu quyết, thì ai làm khác được, rất khó khăn. Vì vậy đây là thời cơ vàng để chúng ta làm việc này. Làm xong thì bước vào Đại hội mới tính toán được".

Kỳ họp bất thường lần thứ 9 của Quốc hội - Tạo đột phá cho sự phát triển của đất nước - Ảnh 2.

Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu tại phiên thảo luận tổ

Tại kỳ họp, Quốc hội đã thông qua 4 luật gồm: Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Quốc hội; Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi); Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi); Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi).

Bên cạnh đó là Nghị quyết về xử lý một số vấn đề liên quan đến sắp xếp tổ chức bộ máy nhà nước và 4 nghị quyết để thực hiện việc sắp xếp tổ chức bộ máy của Quốc hội, Chính phủ nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV.

Các luật, nghị quyết được ban hành để thể chế hóa chủ trương của Đảng nhằm sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy, nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong tổ chức và hoạt động của Quốc hội, Chính phủ.

Trong đó, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Quốc hội hoàn thiện các quy định về các cơ quan của Quốc hội, Tổng Thư ký Quốc hội, Văn phòng Quốc hội.

Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi) có vai trò quan trọng trong việc thực hiện chủ trương sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị và đẩy mạnh phân cấp, phân quyền; tạo cơ sở pháp lý quan trọng để tăng cường quyền tự chủ, tính chủ động, sáng tạo, tự chịu trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị, địa phương gắn với nâng cao trách nhiệm giải trình của người đứng đầu, kiểm soát quyền lực chặt chẽ.

Cùng với đó, Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi) sẽ tạo lập hành lang pháp lý để các cơ quan, tổ chức trong bộ máy nhà nước sau sắp xếp đi vào hoạt động, bảo đảm hiệu lực, hiệu quả, thống nhất, đồng bộ, đáp ứng yêu cầu phát triển mới; đồng thời, khắc phục một số hạn chế, bất cập của Luật hiện hành.

Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi) được ban hành nhằm thể chế hóa chủ trương của Đảng về đổi mới, hoàn thiện quy trình xây dựng pháp luật; thực hiện nghiêm quan điểm đổi mới tư duy xây dựng pháp luật đã được Lãnh đạo Đảng, Nhà nước quán triệt thời gian qua.

Kiện toàn nhân sự Chính phủ, Quốc hội sau sắp xếp

Một trong những nội dung được dư luận quan tâm tại Kỳ họp bất thường lần thứ 9 là việc sắp xếp bộ máy của Chính phủ, Quốc hội cũng như công tác nhân sự.

Theo các Nghị quyết đã được Quốc hội thông qua, các cơ quan của Quốc hội gồm có: Hội đồng Dân tộc; Ủy ban Pháp luật và Tư pháp; Ủy ban Kinh tế và Tài chính; Ủy ban Quốc phòng, An ninh và Đối ngoại; Ủy ban Văn hóa và Xã hội; Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường; Ủy ban Công tác đại biểu; Ủy ban Dân nguyện và Giám sát.

Cơ cấu số lượng thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XV có 19 thành viên, gồm: Chủ tịch Quốc hội, 6 Phó Chủ tịch Quốc hội và 12 Ủy viên.

Infographic: 19 thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội sau khi sắp xếp bộ máy Infographic: 19 thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội sau khi sắp xếp bộ máy

bangdatally.xyz - Sau khi kiện toàn tại Kỳ họp bất thường lần thứ 9, Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XV có 19 thành viên, gồm: Chủ tịch Quốc hội, 6 Phó Chủ tịch Quốc hội và 12 Ủy viên.

Chính phủ nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV gồm 14 bộ và 3 cơ quan ngang bộ, cụ thể: Bộ Quốc phòng; Bộ Công an; Bộ Ngoại giao; Bộ Nội vụ; Bộ Tư pháp; Bộ Tài chính; Bộ Công Thương; Bộ Nông nghiệp và Môi trường; Bộ Xây dựng; Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Bộ Khoa học và Công nghệ; Bộ Giáo dục và Đào tạo; Bộ Y tế; Bộ Dân tộc và Tôn giáo; Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; Thanh tra Chính phủ; Văn phòng Chính phủ.

Kỳ họp bất thường lần thứ 9 của Quốc hội - Tạo đột phá cho sự phát triển của đất nước - Ảnh 4.

Tổng Bí thư Tô Lâm, Chủ tịch nước Lương Cường, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước tặng hoa các đồng chí được bầu và miễn nhiệm tại Kỳ họp bất thường lần thứ 9

Cơ cấu số lượng thành viên Chính phủ nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV gồm 25 thành viên: Thủ tướng Chính phủ; 7 Phó Thủ tướng Chính phủ; 14 Bộ trưởng và 3 Thủ trưởng cơ quan ngang bộ.

Infographic: Các thành viên Chính phủ sau khi sắp xếp tổ chức bộ máy Infographic: Các thành viên Chính phủ sau khi sắp xếp tổ chức bộ máy

bangdatally.xyz - Cơ cấu số lượng thành viên Chính phủ nhiệm kỳ 2021-2026 gồm Thủ tướng Chính phủ; 7 Phó Thủ tướng Chính phủ; 14 Bộ trưởng các Bộ và 3 Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ.

Công tác nhân sự đã được thực hiện chặt chẽ, theo đúng quy định của Đảng, pháp luật Nhà nước, đạt được sự đồng thuận, thống nhất cao của các vị đại biểu Quốc hội.

Quốc hội đã bầu đồng chí Vũ Hồng Thanh, nguyên Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội và đồng chí Lê Minh Hoan, nguyên Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn giữ chức Phó Chủ tịch Quốc hội.

Quốc hội phê chuẩn đề nghị của Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm đồng chí Mai Văn Chính, nguyên Trưởng Ban Dân vận Trung ương và đồng chí Nguyễn Chí Dũng, nguyên Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư giữ chức Phó Thủ tướng Chính phủ nhiệm kỳ 2021 - 2026.

Đồng thời Quốc hội cũng đã bầu 1 Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, 6 Chủ nhiệm Ủy ban của Quốc hội; phê chuẩn đề nghị của Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm 4 Bộ trưởng nhiệm kỳ 2021 - 2026.

Bên cạnh đó, Quốc hội đã miễn nhiệm chức vụ Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XV, phê chuẩn việc miễn nhiệm chức vụ Bộ trưởng nhiệm kỳ 2021 – 2026 đối với một số đồng chí.

Chốt mục tiêu tăng trưởng 8%, quyết định về nhiều dự án quan trọng

Điểm nhấn nổi bật ở kỳ họp là việc Quốc hội đã thảo luận và thông qua Nghị quyết về bổ sung Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025 với mục tiêu tăng trưởng đạt 8% trở lên; trong đó, đã đề ra các nhóm nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu để Chính phủ và các cơ quan liên quan thực hiện.

Quốc hội đồng ý điều chỉnh quy mô GDP năm 2025 đạt khoảng trên 500 tỉ USD. GDP bình quân đầu người khoảng trên 5.000 USD. Tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân khoảng 4,5 - 5%.

"Việc điều chỉnh các chỉ tiêu nhằm củng cố, chuẩn bị tốt các yếu tố nền tảng nhằm thực hiện thắng lợi Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021 - 2030. Đánh dấu thời điểm đất nước bước vào kỷ nguyên phát triển mới, góp phần tạo nền tảng vững chắc để đạt tốc độ tăng trưởng hai con số trong giai đoạn 2026 - 2030" - Nghị quyết nêu rõ.

Quốc hội biểu quyết thông qua Nghị quyết của Quốc hội bổ sung kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025 với mục tiêu tăng trưởng đạt 8% trở lên

Bên cạnh đó, Quốc hội đã xem xét, thông qua Nghị quyết thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc biệt tạo đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia nhằm khẩn trương thể chế hóa một số nhiệm vụ, giải pháp cấp bách trong Nghị quyết số 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển Khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, nhằm giải phóng, khơi thông mọi nguồn lực để phát triển.

Quốc hội tán thành chủ trương đầu tư Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng với tổng mức đầu tư 203.231 tỷ đồng (khoảng 8,369 tỷ USD). Dự án được triển khai đồng bộ nhằm đáp ứng nhu cầu vận tải nội địa, liên vận quốc tế giữa Việt Nam và Trung Quốc. Tạo động lực quan trọng cho phát triển kinh tế - xã hội nhanh và bền vững, phát huy lợi thế trên hành lang kinh tế Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng…

Tháo gỡ "điểm nghẽn" cho các siêu dự án cũng là mục tiêu của kỳ họp bất thường vừa qua. Quốc hội đã thông qua Nghị quyết thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù, đặc biệt để phát triển mạng lưới đường sắt đô thị tại thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh Nghị quyết về các cơ chế, chính sách đặc biệt đầu tư xây dựng nhà dự án điện hạt nhân Ninh Thuận nhằm khẩn trương thể chế hóa một số nhiệm vụ, giải pháp triển khai xây dựng các dự án.

Sau khi Kỳ họp bất thường lần thứ 9 diễn ra thành công tốt đẹp, cử tri và nhân dân kỳ vọng các quyết sách quan trọng vừa được thông qua sẽ được khẩn trương tổ chức triển khai thực hiện với tinh thần chủ động, sáng tạo, quyết tâm, quyết liệt, nói đi đôi với làm. Đặc biệt là việc bảo đảm cho bộ máy nhà nước đi vào hoạt động thông suốt, không bị gián đoạn sau khi thực hiện sắp xếp, không để ảnh hưởng các hoạt động của người dân.

Kỳ họp bất thường lần thứ 9 của Quốc hội - Tạo đột phá cho sự phát triển của đất nước - Ảnh 7.

Thủ tướng đề nghị các các thành viên Chính phủ luôn phát huy tinh thần chủ động, linh hoạt, sáng tạo, hiệu quả, xây dựng Chính phủ liêm chính, trong sạch, vì nhân dân phục vụ - Ảnh: VGP

Tại Hội nghị triển khai Nghị quyết của Quốc hội về cơ cấu tổ chức của Chính phủ ngay sau kỳ họp bất thường, Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ, nhiệm vụ của Chính phủ rất nặng nề, công việc nhiều với vai trò là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất, thực hiện quyền hành pháp, là cơ quan chấp hành của Quốc hội, thực hiện các chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được Đảng, Nhà nước, nhân dân giao trên các lĩnh vực; nhất là trong bối cảnh hiện nay với yêu cầu phát triển nhanh, bền vững, phấn đấu tăng trưởng GDP ít nhất 8% trong năm 2025 và tăng trưởng 2 con số trong những năm tới.

"Quốc hội tin tưởng rằng, dưới sự lãnh đạo của Đảng; sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, các cấp, các ngành; sự đoàn kết, nỗ lực phấn đấu của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, cộng đồng doanh nghiệp, đồng bào ta ở nước ngoài, nhất định đất nước ta sẽ vượt qua mọi khó khăn, thách thức, thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ đã đề ra trong năm 2025 và các năm tiếp theo, đáp ứng niềm tin, hy vọng của cử tri, Nhân dân cả nước, đồng bào ta ở nước ngoài" - Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu bế mạc Kỳ họp bất thường lần thứ 9.

Chủ tịch Quốc hội: Thời điểm lịch sử trọng đại của dân tộc thì phải có những quyết định lịch sử Chủ tịch Quốc hội: Thời điểm lịch sử trọng đại của dân tộc thì phải có những quyết định lịch sử

bangdatally.xyz - Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nhấn mạnh, Kỳ họp bất thường lần thứ 9 là dấu mốc quan trọng trong xây dựng pháp luật, có ý nghĩa quan trọng phục vụ cuộc cách mạng sắp xếp bộ máy.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước