Đề xuất lương giáo viên được xếp cao nhất: Phải đi kèm với chất lượng

Việt Linh-Thứ ba, ngày 25/03/2025 18:44 GMT+7

Hội nghị đại biểu Quốc hội chuyên trách lần thứ 7. Ảnh: Việt Linh

bangdatally.xyz - Chiều 25/3, tại Hội nghị đại biểu Quốc hội chuyên trách lần thứ 7, các đại biểu đã thảo luận về dự thảo Luật Nhà giáo.

Chiều 25/3, hội nghị đại biểu Quốc hội chuyên trách thảo luận dự thảo Luật Nhà giáo. Chính sách nghỉ hưu trước tuổi với giáo viên mầm non; tiền lương và phụ cấp với nhà giáo là vấn đề được quan tâm.

Băn khoăn giáo viên mầm non khi nghỉ hưu trước tuổi phải đóng bảo hiểm xã hội 20 năm trở lên

Theo báo cáo một số vấn đề lớn trong tiếp thu, giải trình, chỉnh lý dự thảo Luật Nhà giáo, nhiều ý kiến tán thành chính sách được nghỉ hưu trước tuổi theo quy định của pháp luật với giáo viên mầm non, nhưng đề nghị bổ sung tiêu chí nhà giáo phải có thời gian đóng BHXH từ 20 năm trở lên mới được nghỉ hưu trước tuổi và không bị trừ tỷ lệ tiền lương hưu được hưởng.

Cạnh đó, có ý kiến băn khoăn về nguồn lực bảo đảm thực hiện chính sách này và cho rằng phải bảo đảm nguyên tắc có đóng - có hưởng theo Luật BHXH.

Thường trực Ủy ban Văn hóa và Xã hội cho rằng, việc cho phép giáo viên mầm non được nghỉ hưu sớm so với độ tuổi quy định của pháp luật là chính sách được xây dựng dựa trên đặc thù trong hoạt động nghề nghiệp của đối tượng này và phù hợp với đặc thù người học là trẻ mầm non.

Nhiều kiến nghị xoay quanh chính sách tiền lương, tuổi nghỉ hưu của nhà giáo  - Ảnh 1.

Các đại biểu đóng góp ý kiến cho dự thảo Luật Nhà giáo. Ảnh: Việt Linh

Góp ý tại hội nghị, đại biểu Quốc hội Mai Văn Hải kiến nghị, nên cân nhắc vì quy định của luật Bảo hiểm xã hội hiện tại người lao động chỉ cần đóng đủ 15 năm sẽ được hưởng lương hưu trong khi dự luật lại có điều kiện giáo viên mầm non phải đóng đủ 20 năm bảo hiểm xã hội trở lên mới được nghỉ hưu sớm.

"Chúng tôi đi tiếp xúc cử tri không ai muốn làm thêm. Các cô giáo chỉ muốn nghỉ từ 55 tuổi", đại biểu đoàn Thanh Hóa nêu và đề nghị cần phải quy định thế nào để giáo viên mầm non cảm thấy thuận lợi khi xin nghỉ hưu trước tuổi.

Đồng tình với đại biểu Mai Văn Hải, đại biểu Trịnh Tú Anh (đoàn Lâm Đồng) đề nghị bỏ quy định điều kiện giáo viên mầm non phải đóng đủ 20 năm bảo hiểm xã hội trở lên mới được nghỉ hưu trước tuổi.

Cũng kiến nghị về nội dung này, đại biểu Quốc hội Lê Thanh Hoàn (đoàn Thanh Hóa) cho biết, không cần thiết quy định riêng về việc giáo viên mầm non được nghỉ hưu sớm tại dự thảo luật Nhà giáo. 

Theo đại biểu Hoàn phân tích, tại khoản 3 điều 169 bộ luật Lao động đã có quy định: người lao động bị suy giảm khả năng lao động; làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn có thể nghỉ hưu ở tuổi thấp hơn nhưng không quá 5 tuổi so với quy định và giao Chính phủ quy định chi tiết.

Do đó, nếu Chính phủ cho rằng giáo viên ở cơ sở giáo dục mầm non là ngành nghề nặng nhọc thì Chính phủ hoàn toàn có thể quy định theo thẩm.

Với tinh thần Quốc hội chỉ quy định những nội dung thuộc thẩm quyền của Quốc hội, ông Hoàn đề nghị bỏ quy định về chính sách nghỉ hưu trước tuổi với giáo viên mầm non trong dự thảo Luật Nhà giáo. Như vậy, cũng không cần sửa đổi, bổ sung Luật BHXH năm 2024, khi mà luật này chưa có hiệu lực.

Lương cao phải đi kèm với chất lượng 

Bên cạnh vấn đề về tuổi nghỉ hưu, chính sách tiền lương và phụ cấp đối với nhà giáo cũng được quan tâm tại hội nghị. 

Nhiều kiến nghị xoay quanh chính sách tiền lương, tuổi nghỉ hưu của nhà giáo  - Ảnh 2.

Đại biểu Hoàng Văn Cường (đoàn Hà Nội) phát biểu kiến nghị. Ảnh: Vov

Phát biểu tại hội nghị, đại biểu Quốc hội Hoàng Văn Cường (đoàn Hà Nội) bày tỏ quan điểm đồng tình với quy định trong dự thảo Luật Nhà giáo về việc lương của nhà giáo được xếp cao nhất trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp. Tuy nhiên, đại biểu Cường cũng lưu ý nội dung này đã có trong Nghị quyết 29 của Trung ương hơn 10 năm rồi và nếu quy định chưa cụ thể như trong dự thảo thì việc này sẽ khó đi vào thực tiễn. 

Đồng tình với quan điểm trên, đại biểu Dương Khắc Mai (đoàn Đắk Nông) cũng tán thành khi lương giáo viên được xếp cao nhất trong hệ thống thang bậc lương cùng nhiều chính sách ưu đãi, phụ cấp khác. Song để thực thi hiệu quả, việc mức lương cao cần đi kèm với chất lượng và vai trò của đội ngũ nhà giáo. 

"Đi đôi với đặc thù tiền lương cần nâng cao đội ngũ nhà giáo giổi về chuyên môn, đáp ứng được các điều kiện về đạo đức, tận tâm với nghề"- đại biểu Dương Khắc Mai nhấn mạnh. 

Từ phân tích trên, đại biểu đoàn Đắk Nông đề nghị dự thảo luật giao cho Chính phủ có lộ trình để rà soát, sắp xếp, tuyển chọn, thu hút để nâng cao chất lượng nhà giáo.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước