Đảm bảo mục tiêu tăng trưởng 8% trở lên

Ngọc Thành, Thu Trà, Đức Thuận, Minh Đức, Trần Nam, Khiếu Minh-Thứ sáu, ngày 14/02/2025 21:12 GMT+7

bangdatally.xyz - Chiều nay, Quốc hội thảo luận tại tổ về Đề án bổ sung về phát triển kinh tế - xã hội năm 2025 với mục tiêu tăng trưởng đạt 8% trở lên.

Các đại biểu đồng tình với 6 nhóm giải pháp Chính phủ đưa ra để đạt mục tiêu này trong thời gian tới. Cho rằng giải pháp quan trọng nhất vẫn là cải cách thể chế, tháo gỡ điểm nghẽn của điểm nghẽn. Khắc phục tình trạng chậm giải ngân, kém hiệu quả đang là rào cản lớn cho tăng trưởng. Tận dụng đầu tư công và vốn đầu tư công nước ngoài để tạo động lực cho khu vực kinh tế trong nước.

Ông Nguyễn Thành Công, Đại biểu Quốc hội tỉnh Ninh Bình kiến nghị: "Tận dụng đầu tư công và khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài để tạo động lực cho khu vực kinh tế trong nước. Khởi thông nguồn lực, xoá bỏ cơ chế xin cho, có giải pháp cụ thể để thu hút, khuyến khích các doanh nhiệp tư nhân tham gia các dự án đầu tư công. Có chính sách để doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài sử dụng nhiều linh kiện, sản phẩm, dịch vụ của nhà cung cấp Việt Nam".

Để đạt mục tiêu tăng trưởng trên 8%, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh nhiều giải pháp. Theo đó Chính phủ sẽ tạo ra không gian sáng tạo cho các bộ ngành, địa phương, doanh nghiệp và các ngành liên quan để tất cả cùng chung tay vào cuộc cho mục tiêu chung. Chính phủ sẽ có chính sách để thúc đẩy tín dụng với mức tăng trưởng cao, sửa đổi nhiều luật liên quan như đầu tư công, đấu thầu, đầu tư để đầu tư công dẫn dắt đầu tư tư. Đẩy mạnh ba đột phá chiến lược về thể chế, hạ tầng giao thông và nguồn nhân lực chất lượng cao. Chính phủ cũng sẽ thể chế hóa và có chương trình hành động triển khai nghị quyết 57 của Bộ Chính trị về khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo. Theo Thủ tướng Phạm Minh Chính thì điều quan trọng nhất chính là khâu tổ chức thực hiện, tinh thần là khó mấy cũng phải làm.

Đảm bảo mục tiêu tăng trưởng 8% trở lên - Ảnh 1.

Thủ tướng nhấn mạnh "mọi người phải làm, tất cả phải vào cuộc". Ảnh: VTV.

Cũng trong chiều nay, thảo luận về Chủ trương đầu tư dự án đầu tư xây dựng tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng, các đại biểu nhất trí với nội dung Chính phủ trình. Tuy nhiên lưu ý đối với một số quy định trong Nghị quyết về cơ chế đặc thù như việc chỉ định thầu hay Chính sách loại trừ, miễn hoặc giảm nhẹ trách nhiệm với người đứng đầu cơ quan, đơn vị, cán bộ, công chức, viên chức trong công tác xây dựng, ban hành các cơ chế, chính sách cho dự án này.

Ông Lê Hoàng Anh, Đại biểu Quốc hội tỉnh Gia Lai cho biết: "Tôi nghĩ rằng là Bộ Giao thông - Vận tải cùng với các ngành ra soát những cái gì cần, gói thầu nào cần chỉ định thầu thì chúng ta đưa thẳng vào trong nghị quyết. Chỉ định thầu ngoài những gói thầu theo quy định luật đấu thầu và luật đấu thầu sửa đổi bổ sung thì cho phép chỉ định 1 số gói thầu sau.. 1,2,3,4, những gói thầu nào đó, thì tôi cho là nó phù hợp".

Ông Nguyễn Mạnh Hùng, Đại biểu Quốc hội TP. Cần Thơ đề nghị: "Liên quan đến quyền miễn trừ ở đây chúng tôi cũng xin phép báo cáo thêm là ở đây chỉ miễn trừ đối với những người mà trong quá trình nghiên cứu và ban hành các chính sách thôi thế còn thực hiện đối với những người trực tiếp thực hiện nếu mà làm sai những chính sách đó và có lợi ích nhóm, có những cái tham ô tham nhũng thì chúng ta phải xử lý bình thường chứ không tất cả những người tham gia cái dự án này đều được miễn trừ".

Cũng tại phiên thảo luận tổ, nhiều đại biểu bày tỏ đồng tình đối với các cơ chế, chính sách đặc thù đầu tư xây dựng dự án điện hạt nhân Ninh Thuận theo như đề xuất của Chính phủ.


* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước