Cách đây 50 năm, ngày 3/4/1975, chiến dịch Tây Nguyên thắng lợi. Lần đầu tiên trong 30 năm chiến tranh cách mạng, cả một vùng cao nguyên rộng lớn cùng khu vực ven biển Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa được giải phóng.
Có thể nói, tất cả sự chịu đựng gian khổ, chắt chiu của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên đã góp phần làm nên chiến thắng.
Những căn nhà dài được dựng lại từ năm 1994 là quà tặng của bộ đội cùng chính quyền địa phương dành tặng người dân Ea M'Droh.
Trước giải phóng, trong buôn có khoảng 20 nóc nhà. Địch nghi ngờ người dân tiếp tế lương thực, thực phẩm vào rừng nên thiêu rụi căn cứ của cộng sản. Ea M'Droh có tên gọi khác là buôn Cháy kể từ đó.
Khi chiến dịch Tây Nguyên bắt đầu, những cuộc hành quân quy mô lớn không thể giấu được đồng bào, nhưng đồng bào đã giữ bí mật và sẵn sàng giúp đỡ bộ đội khi cần. Đây là một trong những yếu tố góp phần làm nên mùa xuân đại thắng.
"Cán bộ vào buôn vận động đồng bào đừng theo địch. Đáng lẽ địch làm ấp chiến lược ở đấy, nhưng mà không được. Dân làng vào rừng hết nó mới đốt làng", bà H'răng Niê Kdăm (xã Ea M'Droh, huyện Cư M'gar, Đắk Lắk) chia sẻ.
97 tuổi, ông Lê Chí Quyết vẫn nhớ rành rẽ về những ngày được tăng cường cho khu vực Nam Tây Nguyên để mở rộng căn cứ kháng chiến K61, sau này là địa bàn 3 huyện: Cư M'gar, Ea Súp và Buôn Đôn.
Người dân Ea M'Droh gọi bí thư K61 là A ma Kí. A ma Kí có lần thoát chết trong gang tấc nhờ tấm lòng của người dân trong buôn.
Ea M'Droh là một trong nhiều buôn làng ở Tây Nguyên minh chứng cho sức mạnh của đường lối chiến tranh nhân dân. Khi chiến dịch Tây Nguyên bắt đầu, những cuộc hành quân quy mô lớn không thể giấu được đồng bào, nhưng đồng bào đã giữ bí mật và sẵn sàng giúp đỡ bộ đội khi cần. Đây là một trong những yếu tố góp phần làm nên mùa xuân đại thắng.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!