Bế mạc Phiên họp thứ 44 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội

PV (Theo TTXVN)-Thứ hai, ngày 28/04/2025 21:13 GMT+7

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu bế mạc Phiên họp. (Ảnh: TTXVN)

bangdatally.xyz - Phiên họp thứ 44 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã hoàn thành khối lượng công việc rất lớn với 48 nhóm nội dung, số lượng nội dung nhiều nhất từ đầu nhiệm kỳ khóa XV đến nay.

Sau 9 ngày làm việc tích cực, khẩn trương, chiều 28/4, Phiên họp thứ 44 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã hoàn thành khối lượng công việc rất lớn với 48 nhóm nội dung (trong đó có nội dung sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013; 24 dự án luật; 11 dự thảo nghị quyết, nhiều nội dung khác).

Đây là phiên họp có số lượng nội dung nhiều nhất từ đầu nhiệm kỳ khóa XV đến nay.

Phát biểu bế mạc, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đánh giá cao Chính phủ trong việc chuẩn bị tài liệu, nội dung để bảo đảm trình qua Hội đồng Dân tộc, các cơ quan của Quốc hội thẩm tra, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến.

Chủ tịch Quốc hội đề nghị sau phiên họp này, Chính phủ tiếp tục đôn đốc các bộ, ngành, cơ quan làm việc một cách khẩn trương, liên tục để chuẩn bị các nội dung còn lại, nhất là các dự án luật còn ý kiến khác nhau, bảo đảm đầy đủ tài liệu.

Bế mạc Phiên họp thứ 44 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội - Ảnh 1.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu bế mạc Phiên họp. (Ảnh: TTXVN)

Chủ tịch Quốc hội cũng cho biết Quốc hội đang đẩy mạnh ứng dụng chuyển đổi số khi cải tiến, bổ sung nhiều tính năng mới cho App Quốc hội 2.0 và sử dụng trợ lý ảo; tin tưởng, Kỳ họp thứ 9 đánh dấu bước đầu của Quốc hội số và đổi mới trong nội dung của App 2.0.

Nhấn mạnh Kỳ họp thứ 9 tới đây là một kỳ họp đặc biệt, không chỉ về quy mô thời gian, nội dung, mà còn mang ý nghĩa chính trị-pháp lý rất lớn, đánh dấu một giai đoạn chuyển đổi mạnh mẽ trong tổ chức bộ máy, thể chế và tư duy phát triển quốc gia, Chủ tịch Quốc hội đề nghị Chính phủ tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các cơ quan của Quốc hội chuẩn bị kỹ lưỡng về mọi mặt, bảo đảm chất lượng các nội dung trình tại Kỳ họp nhằm đạt được sự đồng thuận cao nhất, góp phần thực hiện thành công Nghị quyết Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII, đáp ứng yêu cầu thực tiễn và kỳ vọng của cử tri, nhân dân cả nước.

Trước đó, chiều 28/4, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Tố tụng hình sự. Dự thảo Luật bổ sung quy định về điều tra, truy tố vắng mặt tại khoản 2 Điều 233, khoản 2 Điều 243 Bộ luật Tố tụng hình sự.

Bế mạc Phiên họp thứ 44 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội - Ảnh 2.

Viện trưởng Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao Nguyễn Huy Tiến phát biểu. (Ảnh: DTTXVN)

Cơ quan Điều tra có thể kết luận điều tra đề nghị truy tố bị can/Viện kiểm sát có thể quyết định truy tố bị can khi đã có đủ căn cứ và bảo đảm quyền bào chữa cho bị can theo quy định của Bộ luật này trong các trường hợp sau: Bị can bỏ trốn và việc truy nã không có kết quả; Bị can đang ở nước ngoài mà không thể triệu tập để phục vụ các hoạt động điều tra hoặc phục vụ các hoạt động nhằm quyết định việc truy tố.

Đồng thời, giao Viện trưởng Viện kiểm sát Nhân dân Tối cao, Bộ trưởng Bộ Công an chủ trì, phối hợp với Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành các quy định này.

Dự thảo Luật cũng sửa đổi Điều 367 Bộ luật Tố tụng Hình sự về thủ tục xem xét bản án tử hình trước khi thi hành theo hướng: bổ sung thời hạn xem xét quyết định ân giảm đối với người bị kết án tử hình, bổ sung trình tự, thủ tục sau khi có hoặc không có quyết định ân giảm của Chủ tịch nước; bổ sung một khoản để quy định về trình tự, thủ tục Tòa án quyết định việc hoãn thi hành án trong thời hạn 2 năm khi có căn cứ theo quy định của pháp luật hình sự; bổ sung một khoản để giao Chánh án Tòa án nhân dân tối cao chủ trì, phối hợp với Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Điều này.

Bế mạc Phiên họp thứ 44 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội - Ảnh 3.

Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng trình bày tóm tắt tờ trình. (Ảnh: TTXVN)

Chiều cùng ngày, cho ý kiến về dự án Luật Ngân sách nhà nước (sửa đổi), Ủy ban Thường vụ Quốc hội đánh giá cao quá trình chuẩn bị hồ sơ dự án Luật và quá trình thẩm tra sơ bộ của Ủy ban Kinh tế và Tài chính, các cơ quan của Quốc hội.

Để bảo đảm chất lượng dự án Luật, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Chính phủ tiếp thu ý kiến, trong đó lưu ý tiếp tục rà soát để thể chế hóa đầy đủ chủ trương của Đảng, hoàn thiện chính sách pháp luật về ngân sách; bảo đảm quy định của Luật tuân thủ Hiến pháp, đồng bộ, thống nhất với các luật và nghị quyết do Quốc hội ban hành. Đồng thời, rà soát quy định về áp dụng luật, điều khoản thi hành để bảo đảm tính khả thi, không vướng mắc và phù hợp với các thông lệ quốc tế.

Bên cạnh đó, việc sửa đổi luật cần tháo gỡ các điểm nghẽn phục vụ phát triển khoa học-công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số và thúc đẩy tăng trưởng đạt mục tiêu đề ra; bảo đảm vai trò chủ đạo của ngân sách trung ương, tăng cường tính chủ động cho ngân sách địa phương gắn với phân cấp nhiệm vụ và trách nhiệm của các cấp chính quyền.

Bổ sung 13 nội dung vào chương trình Kỳ họp thứ 9 của Quốc hội Bổ sung 13 nội dung vào chương trình Kỳ họp thứ 9 của Quốc hội

bangdatally.xyz - Hôm nay (28/4), dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tiếp tục phiên họp thứ 44.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước